Tìm hiểu về cầu nâng 2 trụ sửa xe ô tô chuyên nghiệp

28 Tháng Mười Hai, 2021 0 Tuong Nguyen

Cầu nâng 2 trụ ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các gara sửa chữa ô tô quy mô lớn. Tính tiện dụng, cùng nhiều ưu điểm vượt trội càng khiến thiết bị này được sử dụng rộng rãi và trở thành dụng cụ không thể thiếu trong các gara sửa chữa ô tô. Để tìm hiểu chi tiết hơn về dòng cầu nâng ô tô này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Ứng dụng của cầu nâng ô tô 2 trụ 

Cầu nâng ô tô 2 trụ có sức nâng trung bình từ 3 – 4 tấn, nâng được hầu hết các dòng xe hơi, xe du lịch loại nhỏ. Bên cạnh khả năng nâng hạ, cầu nâng 2 trụ còn giúp ích nhiều trong việc sửa chữa dưới gầm, vì tạo được khoảng trống lớn dưới gầm xe khi nâng lên. Có cầu nâng hai trụ, việc kiểm tra động cơ, sửa gầm trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn, tốc độ xử lý cũng nhanh chóng hơn. 

Cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa ô tô 

Cấu tạo của cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Hai trụ cầu: Được làm từ chất liệu thép bền chắc, đảm bảo chịu được lực nâng của trọng tải xe trong mức quy định mà không lo gãy đổ. Nhà sản xuất đã thiết kế khoảng cách giữa hai thanh trụ và giằng để phù hợp với các loại xe thông dụng hiện nay. Trụ cầu được phun sơn tĩnh điện chống gỉ sét, ăn mòn, giúp tăng tuổi thọ cho cầu nâng sửa chữa. 
  • Phần tay nâng: Hai thanh thép chữ V với khoảng cách phù hợp với độ rộng của phần bụng xe, được đặt đối diện với nhau. 
  • Dầu, bơm thủy lực: Vận hành trực tiếp bằng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha, tùy thuộc vào điều kiện nhà xưởng. Dầu, bơm thủy lực có vai trò quan trọng, giúp cung cấp lực nâng cho cầu nâng 2 trụ thủy lực. 
  • Khóa an toàn: Hầu hết các loại cầu nâng đều được trang bị khóa an toàn. Nhằm đề phòng sự cố sụp xuống đột ngột trong quá trình nâng hạ khiến xe bị rơi. 
  • Bộ cảm biến: Chỉ có ở loại giằng trên, đưa ra tín hiệu thông báo khi mui xe sắp vượt quá giới hạn, sắp chạm đến thanh giằng. Khi đó bộ phận vận hành sẽ nắm bắt được thông tin và tự động dừng cầu nâng. 

Đối với loại giằng trên, đường ống dẫn dầu và dây cáp sẽ nằm phía trên, ít bị ăn mòn, hư hại. Còn loại giằng dưới, ống dẫn dầu và dây cáp nằm dưới nền. Vì vậy, chúng ta cần chú ý vấn đề vệ sinh xưởng nhiều hơn để tránh hóa chất thâm nhập gây hư hỏng linh kiện.

Cầu nâng sửa chữa ô tô 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ mang đến nhiều hữu ích trong công việc sửa chữa

Cầu nâng ô tô 2 trụ có ưu – nhược điểm gì?

Mỗi loại thiết bị đều sở hữu những ưu – nhược điểm riêng, và cầu nâng 2 trụ cũng không là ngoại lệ.

Ưu điểm 

Cầu nâng 2 trụ được trang bị tại các gara sửa xe nhằm giảm bớt các công cụ nâng rườm rà để tập trung vào thiết bị đa dụng hơn. Phần tay nâng nhỏ gọn, để lộ phần bụng, sườn xe giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn.

Vì nâng phần bụng xe nên các vấn đề trượt bánh, nghiêng đổ khi nâng sẽ được hạn chế nếu nâng xe đúng kỹ thuật. Chế độ nâng tùy chỉnh giúp thợ sửa chữa quan sát dễ hơn, không phải di chuyển nhiều, tránh  va chạm không cần thiết.

Phần thân cầu được làm từ chất liệu thép bền nguyên khối nên rất chắc chắn, nâng xe ổn định. Thiết bị này còn giúp quá trình thay lốp thuận tiện hơn nên có thêm tên gọi là cầu nâng hai trụ làm lốp.

Loại giằng dưới với chiều cao 2.8m, thích hợp với nhà xưởng có trần thấp nhưng không bị giới hạn giằng trên, nên có thể nâng xe mui cao. Giá thành cũng thấp hơn cầu cổng trên nhưng chất lượng vẫn ổn.

Loại giằng trên tuy bị giới hạn chiều cao nâng nhưng khi nâng xe trọng tải nặng không có xu hướng chụm vào nhau. Dây cáp nâng của cầu hai trụ cáp trên ít dính bụi, chất ăn mòn nên có tuổi thọ cao hơn.

Nhược điểm

Cầu nâng giằng dưới không có thanh ngang chịu lực nên khi nâng trọng tải vượt quá mức cho phép, móng cầu không đảm bảo chắc chắn thì hai đầu trên sẽ bị chụm vào nhau. Dây cáp phía dưới dễ dính đất cát, bụi bẩn, làm giảm tuổi thọ.

Loại có cổng có độ cao lớn nên không thích hợp sử dụng tại gara có trần thấp. Khi nâng các loại xe mui quá cao sẽ dễ chạm thanh giằng, giá thành cũng cao hơn so với loại cầu giằng dưới.

Do vận hành trực tiếp bằng nguồn điện nên cầu nâng 2 trụ không phù hợp dùng để rửa xe, rất nguy hiểm. Chỉ nên lắp đặt trong nhà xưởng, nơi có mái che và thường xuyên vệ sinh môi trường làm việc sạch sẽ. Tránh để đọng nước sẽ gây rò rỉ, cháy nổ xảy ra.

Cầu nâng 2 trụ giằng dưới

Cầu nâng 2 trụ giằng dưới phù hợp cho xưởng có mái trần thấp

Giá cầu nâng 2 trụ như thế nào?

Giá cả của cầu nâng ô tô 2 trụ chắc hẳn là vấn đề được các nhà đầu tư mới quan tâm và tìm hiểu. Theo đó, cầu nâng hai trụ không có mức giá cố định mà phụ thuộc vào thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, loại cổng hay cóc giật.

Giá cầu nâng 2 trụ thường dao động trong khoảng từ 24-50 triệu đồng và có thể cao hơn, tùy vào đơn vị cung cấp. Nếu mua cầu nâng ô tô 2 trụ tại địa chỉ uy tín sẽ có mức giá niêm yết cố định, chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

Tham khảo giá cầu nâng ô tô 2 trụ tại https://yenphat.vn/cau-nang-2-tru.html

Nên lắp đặt loại cầu nâng 2 trụ nào cho gara ô tô?

Như các bạn đã biết thì trên thị trường hiện nay có hai loại cầu nâng sửa chữa ô tô 2 trụ được sử dụng phổ biến:

  • Cầu nâng 2 trụ giằng trên (kiểu cổng, cổng trên): Được trang bị hệ thống cảm biến dừng bên trên, phù hợp với hệ thống sửa chữa có không gian lắp đặt rộng. Ưu điểm là dễ bảo trì và tuổi thọ cao hơn so với loại cổng dưới.
  • Cầu nâng 2 trụ giằng dưới (không cổng, cổng dưới): Hệ thống ống dầu và dây cáp đặt dưới nền nhà xưởng, khó bảo trì và bảo dưỡng. Nhưng đổi lại có giá thành rẻ hơn với loại cổng trên, chủ gara dễ dàng đầu tư.

Cầu nâng giằng trên hay giằng dưới đều có lợi thế và hạn chế khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nguồn vốn mà nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn loại cầu nâng phù hợp với nhu cầu của mình.

Cầu nâng 2 trụ giằng trên

Cầu nâng 2 trụ giằng trên có cảm biến hành trình nâng, đảm bảo độ chắc chắn

Một số thương hiệu cầu nâng mà khách hàng có thể tham khảo: Titano, Konia, NK, Bosch,… Bên cạnh đó, những loại giàn nâng 2 trụ nhập khẩu từ Ý như HPA, Bendpak cũng rất được ưa chuộng, có độ ổn định cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe. 

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các nhà đầu tư sẽ lựa chọn được loại cầu nâng 2 trụ phù hợp nhất với công việc cũng như khả năng tài chính. Nhằm đảm bảo công việc thuận lợi, thu hồi vốn đầu tư nhanh nhất.

Bài viết liên quan