Cù lẳng là gì? Cù lẳng là gì trên facebook? Cù lẳng có là món ăn?

8 Tháng Ba, 2024 0 hiep10

Cù lẳng là gì? Bên cạnh tên gọi của một món ăn, cụm từ này còn được các bạn trẻ sử dụng như một tiếng lóng trên các trang mạng xã hội. Vậy bạn đã hiểu cù lẳng là gì? Cù lẳng là gì trên Facebook? Cùng vén màn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau cùng Palda nhé!

Cù lẳng là gì?

Cù lẳng là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong văn hóa ẩm thực miền Tây. Cụm từ này được sử dụng để mô tả phần xương ống có đầu khớp hình hai u tròn hoặc phần xương có đầu sụn trắng ở động vật như bò, lợn, dê, gà…

Cù lẳng là gì?

Cù lẳng là gì?

Không chỉ được dùng làm nguyên liệu để tạo nước dùng cho các món hầm, nấu canh, mang đến hương vị thơm ngọt, ngọt tự nhiên xương cù lẳng còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Cù lẳng là gì trên Facebook?

Từ “cù lẳng,” ngoài nghĩa đen là tên gọi của phần xương ống, cũng được hiểu theo nghĩa bóng thông thường trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok với những ý nghĩa khác nhau.

Trên Facebook, cù lẳng thường được các bạn trẻ sử dụng để chỉ vòng 3

Trên Facebook, cù lẳng thường được các bạn trẻ sử dụng để chỉ vòng 3

Theo đó, cụm từ này thường được các bạn nam sử dụng để ám chỉ vòng 3 của phụ nữ. Đây là một cách diễn đạt ẩn dụ, thay thế cho những từ ngữ nhạy cảm hơn, mang lại sự hài hước trong giao tiếp của nam giới.

Ngoài ra, giới trẻ cũng sử dụng “cù lẳng” với ý nghĩa bóng là “không có gì cả” hoặc “không còn gì cả.” Từ này được sử dụng để biểu đạt tình trạng thiếu thốn một cách hài hước, phóng đại tình trạng hiện tại trong một tình huống cụ thể.

Ví dụ:

  • Linh: Ê đi chơi không mày.
  • Hiền: Đi chơi cái cù lẳng, tao làm gì có tiền.

Những món ăn ngon từ cù lẳng

Hiểu được nghĩa của cù lẳng là gì, hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc về những món ăn ngon từ bộ phận này. Dưới đây là những món ăn ngon từ cù lẳng mà bạn có thể bổ sung thêm vào bữa cơm hàng ngày của mình.

Cù lẳng heo hầm đu đủ

Một tô canh bí đỏ hầm xương  lẳng heo, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nước canh trong, ngọt thanh tự nhiên từ xương cù lẳng heo, cùng với phần thịt heo được hầm mềm, mang đến cho gia đình bạn bữa ăn ngon miệng.

Cù lẳng heo hầm đu đủ

Cù lẳng heo hầm đu đủ

Nguyên liệu:

  • Cù lẳng heo: 1,2-1,5 kg
  • Đu đủ, ớt tươi, hành ngò tươi: 0,5 kg
  • Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu – Cù lẳng heo được chặt vừa ăn, đu đủ được thái thành từng miếng, hành ngò tươi thái nhỏ, ớt tươi cắt miếng. Tất cả được rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Ướp gia vị cho cù lẳng. Cù lẳng sau khi ráo nước, ướp gia vị gồm một ít hạt nêm, nước mắm, tiêu, hành khô băm nhuyễn, để gia vị thấm khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Đun sôi nước, sau đó đặt cù lẳng đã ướp gia vị vào. Hầm với lửa vừa phải cho đến khi cù lẳng mềm và thấm gia vị.
  • Bước 4: Khi cù lẳng đã mềm, thêm đu đủ thái miếng vào nồi hầm.
  • Bước 5: Khi đu đủ mềm, nêm lại gia vị một lần nữa để hợp với khẩu vị. Thêm tiêu, hành ngò tươi,ớt tươi cắt miếng để tăng thêm hương vị hấp dẫn.

Cù lẳng dê hầm hạt sen

Cù lẳng dê không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn trở nên hấp dẫn hơn khi được chế biến thành món hầm hạt sen. Dưới đây là cách mà bạn có thể áp dụng để thực hiện món ăn này.

Cù lẳng dê hầm hạt sen

Cù lẳng dê hầm hạt sen

Nguyên liệu:

  • Cù lẳng dê (1kg), đã sơ chế sạch.
  • Hạt sen (0,1kg).
  • Đậu phộng đã bóc vỏ (0,05kg).
  • Mỡ nước (0,1kg).
  • Củ đậu (0,15kg).
  • Sả (2 củ to).
  • Mùi (0,2kg).
  • Rượu trắng (0,05 lít).
  • Gia vị: Muối, mắm, tiêu, tỏi khô, hành, bột đao.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Rửa sạch cù lẳng dê sau khi mua về, sau đó chặt thành khúc vừa ăn.
  • Ngâm nước nóng hạt sen và đậu phộng đã bóc vỏ, sau đó bóc sạch màng (ngâm khoảng 2-3 tiếng để nấu sẽ nhanh chín).
  • Gọt sạch vỏ của củ đậu, thái vuông hơi dày và rửa sạch để ráo.
  • Mùi cắt bỏ gốc, rửa sạch và thái lát nhỏ.
  • Sả cắt bỏ gốc và lá, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Bóc sạch vỏ của hành và tỏi khô, sau đó đập nhuyễn.

Bước 2: Đun nóng mỡ trong một chảo, phi thơm hành và tỏi, sau đó thêm cù lẳng dê vào xào vàng.

Bước 3: Trút cù lẳng dê sang nồi khác, đổ nước sôi vào và nêm mắm muối. Đậy nắp, đun nhỏ lửa cho thịt mềm, sau đó thêm hạt sen, đậu phộng và củ đậu vào nấu chung.

Bước 4: Khi cù lẳng dê chín và hạt sen bở, hòa bột đao với nước để tạo nước hầm sánh, đổ vào nồi. Trong khi nước đun sôi, trộn thêm lá mùi, đảm bảo bột chín trong lúc hầm. Tắt bếp.

Bước 5: Món ăn đã chín, múc ra bát hoặc đĩa sâu, rắc hạt tiêu lên trên và thưởng thức ngay khi còn nóng để tận hưởng hương vị tuyệt vời nhất.

Cù lẳng gà hầm ngải cứu

Cù lẳng gà hầm ngải cứu là một món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Đây là một lựa chọn ăn uống tuyệt vời cho thực đơn hàng ngày của gia đình.

Cù lẳng gà hầm ngải cứu

Cù lẳng gà hầm ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Cù lẳng gà, có thể hầm toàn bộ cù lẳng gà hoặc gầm nguyên con, khoảng 8 lạng đến 1 kg.
  • Ngải cứu tươi: 2 lạng.
  • Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, nước mắm, muối, tiêu.
  • 1 túi thuốc bắc nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế cù lẳng gà bằng cách làm sạch và để ráo.
  • Bước 2: Rửa sạch ngải cứu (có thể cắt thành khúc hoặc để nguyên ngọn tùy ý).
  • Bước 3: Xếp ngải cứu, cù lẳng gà và thuốc bắc vào nồi, thêm gia vị vừa ăn. Hầm cách thủy cho đến khi thực phẩm chín.
  • Bước 4: Múc gà ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng, tận hưởng hương vị tuyệt vời và lợi ích dinh dưỡng từ món ăn này.

Cù lẳng chó hầm đu đủ xanh

Cù lẳng chó hầm đu đủ xanh là một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là cách bạn có thể chuẩn bị và thực hiện món ăn này:

Nguyên liệu:

  • Cù lẳng chó: 2 – 4 cái (tùy vào kích thước của cù lẳng)
  • Đu đủ xanh: 1/2 quả
  • Hành lá
  • Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, muối, bột ngọt (mì chính)

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế cù lẳng chó bằng cách cạo sạch lông, sau đó đem thui qua lửa để loại bỏ hết lông. Sau đó, rửa sạch rồi chặt thành từng khúc vừa ăn.
  • Bước 2: Cho cù lẳng chó vào nồi nước cùng 1/2 thìa cà phê muối, đặt nồi lên bếp ninh khoảng 45 – 90 phút. Ninh cho đến khi cù lẳng chó mềm, lưu ý không ninh quá mềm để giữ vị giòn của đầu sụn và hương vị ngon của cù lẳng.
  • Bước 3:Gọt vỏ đu đủ, bổ đôi và loại bỏ hạt bên trong. Rửa sạch để loại bỏ nhựa và sau đó cắt thành các khúc vừa ăn.
  • Bước 4: Kiểm tra độ mềm của cù lẳng chó, sau đó đổ nước đun sôi vào nồi, thêm đu đủ và ninh thêm khoảng 5 phút cho đu đủ chín mềm vừa phải.
  • Bước 5: Nêm gia vị để vừa khẩu vị, thêm hành lá thái nhỏ lên trên, trộn đều và tắt bếp. Món ăn đã  xong để bạn thưởng thức.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nghĩa cù lẳng là gì? Mọi thông tin cần đóng góp cho bài viết bạn đọc hãy để lại bình luận phía dưới này nhé!

>>> Xem thêm số 13 có ý nghĩa gì? Số 13 là đẹp hay sấu? tại đây

Bài viết liên quan