Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô

7 Tháng Tám, 2019 0 Quynh YP

Nhiều người dùng khi sử dụng xe hơi thì động cơ ô tô là một bộ phận quan trọng. Để tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xe ô tô hoạt động như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin ở bài viết dưới đây về động cơ của xe ô tô.

Thế nào là động cơ xe?

Động cơ là bộ phận từ một dạng năng lượng được chuyển hóa như dầu hoặc xăng thành động năng. Động cơ được chia làm 2 loại chính là động cơ đốt ngoài và động cơ đốt trong. Đối với mỗi loại động cơ thì sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.

Động cơ đốt ngoài được thể hiện ở động cơ Stirling và động cơ hơi nước. Động cơ đốt trong thì có các chi tiết như động cơ chạy diesel, động cơ xoay, chạy xăng, tuabin khí, 2 kỳ… Nhờ có hiệu suất làm việc cao mà động cơ đốt ngoài có kích thước lớn hơn động cơ đốt trong. Tuy vậy, ngày nay động cơ đốt trong được trang bị phổ biến nhiều ở các loại xe hơi, xe máy.

Động cơ là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Động cơ là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Cấu tạo động cơ ô tô

Trong sự phân loại xe ô tô thì động cơ được phân theo nguồn động lực, cấu trúc vận hành. Nhiên liệu sử dụng phổ biến ở từng nguồn động lực như: điện, xăng, dầu/ diesel hay động cơ Hybrid/ lai. Trong cấu tạo của động cơ ô tô có rất nhiều chi tiết. Mỗi chi tiết đảm nhiệm một chức năng và nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt, điển hình như:

– Xi lanh

Xi lanh là bộ phận chính của động cơ. Khi đó, ở bên trong xi lanh, piston sẽ di chuyển lên xuống. Thông thường, mỗi chiếc xe đều được trang bị từ 4 – 8 xi lanh. Những chiếc xe dáng thể thao động cơ có thể có 12 hoặc 16 xi lanh. Trong cấu tạo của động cơ thì xi lanh được sắp xếp theo trật tự nhất định như hình chữ V, hàng dọc, xếp đối nhau nằm ngang.

– Van (xu-páp)

Để cung cấp nguồn nhiên liệu hay khí thải thoát ra thì cần đóng mở van xả, hút đúng thời điểm. Các van sẽ được đóng kín trong kỳ nén và đốt.

– Bugi

Để đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu ở bên trong xi lanh thì bugi sẽ thực hiện nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện. Tại đây, để tạo hiệu suất tối đa thì hệ thống tia lửa điện sẽ được tạo ra tại thời điểm đúng cuối của chu kỳ nén.

– Trục khuỷu

Giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít thì bộ phận trục khuỷu được dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay của piston.

– Trục cam

Trong động cơ xe có hai loại trục cam là trục cam kép và đơn. Khi quay các mấu cam ở trên trục cam thì chi tiết sẽ được đẩy xuống và hệ thống van được mở ra. Chức năng của trục cam kép có hai trục đảm nhiệm công việc điều khiển van hút, xả riêng biệt. Chi tiết trục cam đơn sẽ thực hiện sự điều khiển hệ thống đóng mở của van hút và xả.

Thường xuyên bảo dưỡng để động cơ hoạt động mạnh mẽ

Thường xuyên bảo dưỡng để động cơ hoạt động mạnh mẽ

Nguyên lý hoạt động cơ bản của động cơ xe

Trên cơ chế hoạt động thì động cơ vận hành khi sử dụng một lượng nhỏ nhiên liệu năng lượng cao như dầu diesel hoặc xăng được đốt cháy trong không gian được khép kín. Thông qua sức ép của không khí đã giãn nở thì lượng lớn năng lượng sẽ được sinh ra.

Hầu hết, xe ô tô hiện nay được chế tạo đều sử dụng động cơ 4 thì (hay còn gọi là động cơ với chu kỳ 4) gồm các thì nạp, nén, đốt và xả. Động cơ ô tô chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng chuyển động giúp cho xe có thể di chuyển được.

Tham khảo thêm: Xe máy Vision 2019 giá bao nhiêu?

Như vậy, động cơ ô tô được các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo nên những bộ phận có cấu tạo chi tiết hoàn chỉnh. Sự hoạt động của động cơ xe hơi trên nguyên lý giúp tối ưu quá trình vận hành của xe qua hệ thống piston chuyển động tịnh tiến để xe chuyển động hiệu quả, mạnh mẽ.

Bài viết liên quan