Hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt và quy trình bảo dưỡng

14 Tháng Hai, 2022 0 Tuong Nguyen

Tháp giải nhiệt đã trở thành thiết bị hạ nhiệt, làm mát hiệu quả rất cần thiết tại các doanh nghiệp, nhà máy hiện nay. Trong đó, xử lý nước tháp giải nhiệt là một trong những thao tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình sử dụng thiết bị này. Vậy tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là gì? Hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt cũng như quy trình bảo dưỡng thiết bị này ra sao? Tất cả sẽ được Palda giải đáp qua bài viết sau:

Tại sao cần phải xử lý nước cho tháp giải nhiệt?

Nước là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm mát cũng như độ bền của các thiết bị tháp giải nhiệt. Chính vì thế, việc xử lý, tối ưu tiêu chuẩn nước trong tháp đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi rất nhiều nguyên nhân như sau:

Cần xử lý nước đầu vào cho tháp hạ nhiệt

Cần xử lý nước đầu vào cho tháp hạ nhiệt

  • Loại bỏ các loại rác thô như rác thải, thảm thực vật có thể có trong tháp giải nhiệt để tránh gây tình trạng bị tắc nghẽn cho hệ thống hoạt động.
  • Loại bỏ các chất tồn tại lơ lửng trong nước góp phần ngăn chặn sự hình thành cũng như tích lũy cáu cặn, cặn bẩn. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền nhiệt kém đi và gây tình trạng bị ăn mòn, thậm chí làm tắc nghẽn hệ thống.
  • Đóng vai trò cần thiết trong việc ức chế và ngăn chặn quá trình phát triển các loại vi sinh vật có thể sinh sôi trên bề mặt trao đổi nhiệt.
  • Loại bỏ tạp chất lơ lửng trong nước là nguyên nhân chính tạo nên những cáu cặn, cặn bẩn ảnh hưởng đến khả năng làm mát đồng thời gây ăn mòn, tắc nghẽn… 

Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt như thế nào?

Để đảm bảo thiết bị tháp hạ nhiệt luôn vận hành một cách bền bỉ, ổn định và hạn chế tối đa các sự cố gây hư hỏng. Dưới đây là những tiêu chí về nước tháp giải nhiệt người dùng cần phải đảm bảo cho hệ thống:

Tiêu chuẩn nước cho tháp giải nhiệt

Tiêu chuẩn nước cho tháp giải nhiệt

  • Lưu lượng nước trong tháp giải nhiệt làm mát phải luôn đủ cho quá trình thiết bị vận hành liên tục. Bởi trong quá trình giải nhiệt, làm mát cho hệ thống trang thiết bị, máy móc nước sẽ bay hơi trong quá trình giải nhiệt. Vậy nên chúng ta cần phải tiến hành bổ sung lượng nước tương ứng. 
  • Nước trong tháp tuần hoàn phải đảm bảo thật sạch, không có tình trạng bị cáu cặn, cặn bẩn hoặc rong rêu xuất hiện. 
  • Nước tuần hoàn phải độ dẫn điện và độ cứng thấp.
  • Độ pH phải ở mức cân bằng

 Một số giải pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả

Nhận thức được tầm ảnh hưởng cũng như vai trò quan trọng của việc xử lý nước tháp hạ nhiệt trong quá trình sử dụng. Những giải pháp xử lý đầu vào cho nước tháp giải nhiệt luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của người dùng. Dưới đây là các phương pháp giúp xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả, được sử dụng phổ biến hiện nay. 

  • Tiến hành xử lý nước đầu vào cho tháp hạ nhiệt bằng cách làm mềm, khử kiềm, trao đổi ion. Nhằm loại bỏ tối đa các loại chất khoáng có thể gây cáu bẩn trong hệ thống tháp giải nhiệt.
  • Giảm độ PH nước bằng cách sử dụng thêm axit trung hòa cho đến khi đạt được độ PH phù hợp.
  • Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các hóa chất có khả năng ức chế các loại cáu bẩn. Đồng thời điều hòa tuần hoàn cho hệ thống cấp nước.
  • Xả đáy định kỳ để kiểm soát cho quá trình cô đặc đồng thời xử lý nước tháp giải nhiệt bằng các phương pháp vật lý như lọc, cạo gỉ,…

Các loại hóa chất xử lý nước trong tháp giải nhiệt hiệu quả nhất

Việc sử dụng hóa chất là một trong những cách hiệu quả nhất giúp đảm bảo nước cho hệ thống tháp giải nhiệt sạch sẽ giúp hệ thống vận hành trơn tru. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hóa học được sử dụng để xử lý và làm sạch nước trong tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia; dưới đây là một số loại hóa chất mới có bảng thành phần phù hợp sử dụng cho quá trình xử lý cáu cặn nước trong hệ thống tháp làm mát mà bạn có thể tham khảo:

Hóa chất tổng hợp GenGard GN8220

Loại hóa chất này cực kỳ hiệu quả trong việc ức chế cáu cặn trong hệ thống ngăn ngừa hiện tượng bị ăn mòn, các kết tủa cặn đồng thời khử mùi hiệu quả trong hệ thống tháp giải nhiệt tuần hoàn hở.

Sử dụng hóa chất chuyên dụng để xử lý nước cho tháp giải nhiệt

Sử dụng hóa chất chuyên dụng để xử lý nước cho tháp giải nhiệt

Sở dĩ, các thành phần của sản phẩm này được điều chế từ những chất hữu cơ có khả năng gây ức chế cáu cặn, các chất Polymer giúp khuếch tán dễ dàng để khử mùi trong hệ thống tuần hoàn cho các loại tháp giải nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay như tháp giải nhiệt Kumisai, Liangchi hay Tashin… 

GenGard GN 8200 còn gồm các chất ức chế được sự ăn mòn nhằm chống lại sự ăn mòn, đồng thời bảo vệ nhiều thiết bị kim loại. Hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt này không chứa các thành phần như Cromat, kẽm hoặc một số kim loại nặng độc hại cho người sử dụng. Khi sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần hòa tan hóa chất GenGard GN8220 trực tiếp vào hệ thống tháp bằng bơm định lượng hoặc bằng tay đều được nhé 

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt Spectrus NX1100

Với khả năng xử lý tốt, đây cũng là một trong số các loại hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt ngày càng được sử dụng phổ biến. Sử dụng hóa chất này giúp kiểm soát  được vi sinh trong hệ thống, ngăn ngừa quá trình phát triển, sinh sôi của tảo, rêu, diệt được nhiều vi sinh bám trên thành hệ thống.

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt Spectrus NX1100

Bơm đúng định lượng hóa chất trong quá trình sử dụng

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần bơm định lượng đúng để hòa hóa chất vào trong hệ thống tháp. Đồng thời, bảo quản Spectrus NX1100 tại nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và ánh nắng mặt trời. 

Hóa chất xử lý nước BSG 100

BSG 100 là hóa chất chuyên dụng trong việc làm sạch nước trong tháp giải nhiệt. Tác dụng của hóa chất xử lý này làm ức chế vi khuẩn tạo màng nhầy trong hệ thống tháp làm mát. Ngoài ra, BSG 100 còn có tính năng bao phủ, rất dễ dàng trong việc ngăn cản sự sinh sôi, phát triển và trao đổi chất giữa vi khuẩn gây hại với môi trường nên cho hiệu quả vô cùng cao. 

Tương tự các loại hóa chất khác chúng ta cũng cần bảo quản chúng tại khu vực khô ráo, thông thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như cơ thể người vì dễ gây tổn thương cho da. 

Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt đúng cách

Một quy trình bảo dưỡng tháp hạ nhiệt công nghiệp chuẩn phải tuân thủ theo đúng các bước như sau:

Tháp giải nhiệt cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ

Tháp giải nhiệt cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ

Bước 1: Tiến hành loại bỏ hết cáu cặn trong tháp hạ nhiệt

Trong bước đầu tiên của quy trình bảo dưỡng tháp hạ nhiệt người dùng cần loại bỏ hết cáu cặn trong tháp.Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra cáu cặn. Nhất là tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở sẽ hút rất nhiều bụi bẩn sau thời gian sử dụng dài. Theo đó, bụi bẩn khi được tích tụ ở cả bên trong và bên ngoài dẫn đến hiện tượng cáu cặn, gây hư hỏng linh kiện và bít tắc đường ống dẫn. 

Thêm vào đó, nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt cũng chưa được làm mềm hoàn toàn, vẫn còn tình trạng nước cứng; khi gặp mức nhiệt độ cao nó sẽ bị kết tủa tạo ra cặn.

Do đó, bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt là chúng ta cần phải vệ sinh để loại bỏ sạch sẽ cáu cặn trong tháp. Việc loại bỏ cáu cặn trong đáy tháp hạ nhiệt cũng như hệ thống đường ống dẫn phải tuân thủ đúng với quy trình, sử dụng đúng hóa chất chuyên dụng phá vỡ liên kết cứng an toàn và đúng nồng độ. Đồng thời, trong quá trình vệ sinh tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt công nghiệp, người dùng cần trang bị đầy đủ đồ để bảo hộ, tuân thủ nghiêm luật lao động để tránh rủi ro không đáng có khi tiếp xúc với hóa chất.

Ở bước này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đưa hóa chất vào trong bồn; thực hiện xả van nước đầu vào và đầu ra giúp hóa chất được chạy tuần hoàn trong khoang tháp. Chất tẩy rửa kết hợp áp lực nước cao nhanh chóng đẩy sạch mọi cặn bẩn ra ngoài. Sau khi tẩy cặn bẩn xong thì kỹ thuật viên sẽ bơm nước sạch nhằm đẩy nước chứa hóa chất đó đi, kiểm tra kỹ nước trong khoang tháp bằng máy đo pH hoặc quỳ tím nếu đã đạt trung tính là được.

Bước 2: Vệ sinh hệ thống các ống dẫn nước ra vào tháp

Sau khi tẩy cáu cặn tháp, chúng ta cần tiến hành vệ sinh cho hệ thống các ống phân phối nước ra vào tháp giải nhiệt. Lúc này, thợ sẽ tháo rời các tấm lưới trong tháp để phần hệ thống ống dẫn nước lộ rõ. Khi ống nước lộ ra sẽ được tẩy rửa hết cặn bẩn và làm sạch rong rêu bám vào bằng cách dùng vòi xịt nước áp lực cao. Nên tiến hành xịt rửa cả bên trong và ngoài phần ống nước đảm bảo đường ống đã sạch  hoàn toàn và thông thoáng nhé.

Bước 3: Kiểm tra về dầu bôi trơn

Tháp giải nhiệt làm mát cũng hoạt động bởi lực truyền động từ động cơ và được điều khiển thông qua hệ thống bảng điều khiển. Và đương nhiên, để động cơ hoạt động êm ái, bền bỉ thì người dùng cần kiểm tra dầu bôi trơn định kỳ.  Theo đánh giá, 6 tháng người sử dụng cần kiểm tra dầu bôi trơn cho tháp một lần. 

Tiến hành xả dầu và quan sát kỹ chất lượng dầu trong tháp. Kiểm tra về mức độ hao hụt dầu trong tháp giải nhiệt đến đâu, chất lượng dầu có còn ở dạng lỏng hay đã bị đóng bánh,… Việc kiểm tra giúp chúng ta đánh giá được chất lượng của dầu trong tháp. Từ đó cân nhắc xem có phải thay dầu hay chưa.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện tháp giải nhiệt

Trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt làm mát ngoài việc vệ sinh cho khoang máy, kiểm tra động cơ thì kiểm tra phần hệ thống điện cũng rất quan trọng. Kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho máy bơm, cho động cơ, bảng điều khiển, bảng cảm biến,…

Bước 5: Vệ sinh khu vực quạt gió, vỏ tháp

Vệ sinh quạt gió cho tháp giải nhiệt

Vệ sinh quạt gió cho tháp giải nhiệt

Những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường ở bên ngoài cũng cần được kiểm tra và vệ sinh. Ở bước này, chúng ta sẽ kiểm tra hoạt động của các cánh quạt hút gió, lưới bảo vệ của tháp, thân tháp có xuất hiện dấu hiệu bị oxi hóa hay chưa. Ngoài ra, kiểm tra kỹ vị trí các chốt ốc vít,  mối nối xem còn đảm bảo bền chắc hay không. Hãy đảm bảo tất cả đều trong thời hạn sử dụng, không bị tình trạng oxi hóa làm giảm chất lượng tháp.

Bước 6: Vận hành tháp sau khi bảo dưỡng

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, bảo dưỡng phía trên, bạn sẽ tiến hành vận hành thử tháp hạ nhiệt. Tiến hành châm nước vào trong tháp làm mát, mở hệ thống điều chỉnh mức nước, hệ thống đo lường cảm biến nhiệt độ. Nếu thấy tháp đã vận hành hoàn toàn bình thường, không bị rung lắc hoặc có tiếng kêu bất thường thì mới hoàn tất quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhé! 

Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp đến bạn đọc chi tiết các vấn đề xoay quanh hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt. Hy vọng rằng, với những thông tin này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thao tác này cho việc sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả nhất. 

Bài viết liên quan