Giỗ tổ hùng vương là gì? Tổ chức ở đâu và vào ngày nào?

5 Tháng Ba, 2021 0 thanh12

Giỗ tổ Hùng Vương hay Hội Đền Hùng là một trong những sự kiện trọng đại của đất nước, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc. Lễ hội phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Là lễ hội lớn trong năm, nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của 18 vị vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Ngày giỗ tổ Hùng Vương là gì? Diễn ra vào ngày nào? Được tổ chức ở đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

giỗ tổ hùng vương là ngày gì

Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ đâu?

Giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra một trăm người con. 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo Âu Cơ lên rừng. Trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ, người con trai trưởng được tôn lên làm vua vào năm 2879 TCN, lấy hiệu Hùng Vương.

Thời kỳ Hùng Vương trải qua 18 đời vua kéo dài đến năm 258 TCN thì kết thúc. Các Vua Hùng đã có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước; đây là thế hệ tổ tiên – những bậc tiền nhân được người Việt hết sức tôn kính. Truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương cũng từ đó mà được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 

Các triều đại phong kiến của Việt Nam từ nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho đến thời Hậu Lê đã xem đây là một trong những đại lễ quan trọng. Đại lễ là dịp để nhân dân tưởng nhớ đến công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.

Sang thế kỷ XX, dưới thời nhà Nguyễn, lễ tưởng nhớ 18 vị vua Hùng chính thức được vua Khải Định chọn là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Kể từ đó, ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

lễ hội giỗ tổ hùng vương bắt nguồn từ đâu

Quốc tổ Hùng Vương

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương là truyền thống lâu đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn liền trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Ngày Giỗ được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ, đã đang và sẽ tồn tại trong nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.

Đây cũng là dịp để thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Năm 2001 được Quốc Hội công nhận trở thành Quốc lễ của Việt Nam. Chứa đựng những giá trị truyền thống cao quý cần bảo tồn, ngày 6/ 12/ 2012, UNESCO đã xác lập và công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng không chỉ đơn thuần là Đại lễ, đây còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.

Bên cạnh đó, Lễ hội còn là dịp quan trọng để chúng ta khắp “năm châu, bốn bể” về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo; đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn, tình cảm, và trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài. 

Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nguyện một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

 

 

UNESCO công nhận ngày giỗ tổ hùng vương là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày 06/12/2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương thường được tổ chức ở đâu?

Là một trong những lễ hội có quy mô lớn tại Việt Nam. Từ thời xa xưa, Giỗ tổ Hùng Vương được các vị vua triều đại phong kiến tổ chức tại Đền Hùng với sự tham gia của toàn thể nhân dân. 

Ngày nay, ngoài địa điểm tổ chức chính tại khu di tích lịch sử Đền Hùng (Việt Trì – Phú Thọ), lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương còn được tổ chức ở nhiều địa phương khác trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Kiên Giang…

Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 8 đến hết ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Vào thời điểm này, hàng ngàn du khách từ khắp nơi hân hoan tìm đến khu di tích lịch sử Đền Hùng để tham gia lễ hội.

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra với nhiều nghi thức cúng bái vô cùng trang trọng; trong ngày chính hội, có hai nghi thức lễ được cử hành, đó là:

Lễ rước kiệu

Nghi thức này diễn ra đầu tiên. Lễ rước kiệu gồm một đội quân có nhiều người mặc trang phục truyền thống. Đội quân này sẽ khiêng kiệu lọng, tay cầm cờ hoa nhiều màu sắc, bắt đầu xuất phát từ chân núi di chuyển lần lượt qua các đền và dừng chân tại Đền Thượng để tiến hành làm lễ dâng hương.

Lễ dâng hương

Nghi thức dâng hương sẽ được tiến hành sau phần rước kiệu. Dưới sự điều khiển của người chủ lễ, hình thức dâng hương diễn ra lần lượt từ các vị có chức sắc, tiếp đến là các bô lão trong làng, và cuối cùng là người dân,  du khách hành hương.

lễ dâng hương tại Đền Hùng

Lễ dâng hương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng

Sau phần lễ là phần hội, được tổ chức với nhiều hoạt động trò chơi dân gian đặc sắc, thú vị. Tiêu biểu là cuộc thi kiệu với sự tham gia của nhiều làng trong vùng. Theo quan niệm, cỗ kiệu chiến thắng sẽ có được sự phù hộ của Vua Hùng, của thần linh. Đây là một trong những niềm tự hào, may mắn mang đến những điều tốt lành.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các cuộc thi như: gói bánh chưng, gói bánh dày, đập niêu, đi Cà kheo, diễn ra trong không khí náo nhiệt, vui vẻ.

              Ι Xem thêm: Giỗ tổ Hùng Vương dịch sang các tiếng Anh, Trung, Hàn và Nhật

Hát Xoan cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Hát Xoan hay hát thờ đều là hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo, thường hát theo kiểu lề lối với chủ đề là những bài hát ca ngợi thần thánh. 

Tương truyền rằng, hát Xoan xưa kia được gọi là hát Xuân có từ thời vua Hùng Vương được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Ngày 24/11/2011, nghệ thuật hát Xoan chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hát xoan trong ngày giỗ tổ hùng vương 10/3

Hát Xoan là hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo không thể thiếu trong ngày Giỗ tổ 10/3

Giỗ tổ 10/3 năm nay được nghỉ mấy ngày?

Đại lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/03 Âm lịch) năm nay rơi vào ngày thứ Tư, tức ngày 21/04/2021 Dương lịch. Theo đó, lịch nghỉ lễ năm 2021 chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày cuối tuần.

Cũng theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê cụ thể các ngày lễ, Tết người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương tại Điều 112, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể:

  1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  1. e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019, nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

lịch nghỉ lễ mùng10/3

Giỗ tổ Hùng Vương năm nay chỉ được nghỉ 01 ngày duy nhất vào 21/04/2021

Qua bài viết chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có thêm thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử và lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Khi đã nắm được thông tin về ngày nghỉ rồi, hãy lên kế hoạch nghỉ lễ cùng người thân và bạn bè nhé!

Bài viết liên quan