Cá dày là cá gì? Quy trình – kỹ thuật nuôi cá dày hiệu quả

17 Tháng Bảy, 2023 0 thuy99

Cá dày (hay cá dầy) với chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao đang là loài cá được nghiên cứu nhân giống với số lượng cao tại Việt Nam. Để hiểu hơn về loài cá dày, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết ngày hôm nay của chúng tôi!

Cá dày là cá gì?

Cá dày hay cá dầy là một trong 4 loài cá thuộc giống cá Channa (họ cá Quả), tên khoa học là Channa Lucius. Loài cá này được biết đến trong tiếng Thái Lan như pla krasong (ปลา กระสง). 

cá dày

Cá dày là gì?

Ngoài ra, tên gọi cá dày hay cá dầy còn được dùng để chỉ loài Cyprinus melanes (gọi là tề ngư gồm cá dày, cá hom, cá chép đầm, cá trẻn) ở miền Trung nước ta. 

Đặc điểm cá dày

Để hiểu hơn về cá dày, bạn cần nắm rõ về các đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh trưởng phát triển và phạm vi phân bố:

1. Đặc điểm sinh học

Cá dày có chiều dài từ 1.5-40cm với khối lượng đạt khoảng 0.05-680 g/con. Hình dáng cá dày gần giống với cá lóc, vây lưng và vây đuôi nhỏ hơn so với cá lóc nhưng phần thân ngắn và tròn hơn; đầu dài – nhọn và bụng có nhiều vệt đen trắng xen kẽ. Thịt cá dày ngọt, dai và chắc, ít tanh hơn so với cá đồng, cá nuôi thông thường. 

cá dày nước ngọt

Cá dày nước ngọt – Loài cá đang trong tình trạng bảo tồn

2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

Cá dày sống tốt ở trong điều kiện môi trường nước có nhiệt độ dao động từ 15-39०C và ngưỡng pH đạt 2.7-10.3. Ngoài ra, nó còn thích nghi tốt với môi trường nước có độ mặn đạt ngưỡng cao khoảng 22‰, nhưng khả năng chịu phèn rất kém. 

Về sinh sản, cá dày là loài cá đẻ nhiều đợt trong năm và mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 5, tháng 6. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá dày khoảng  2.065 trứng/con và sức sinh sản tương đối trung bình dao động trong khoảng 13.105±3.849 trứng/kg.

3. Đặc điểm phân bố

Theo Wikipedia, phạm vi của cá dày gồm hầu hết Đông Nam Á. Phân bố nhiều nhất tại Indonesia ở đông nam Tây Sumatra, Java; lưu vực các sông Mahakam và Kayan ở miền đông Kalimantan và lưu vực sông Kapuas ở miền tây Kalimantan. Đồng thời cũng phân bố rộng rãi tại Malaysia (Sarawak, Sabah, Malaysia bán đảo), Lào, Việt Nam, Thái Lan và miền nam của Trung Quốc. 

kính bể cá dày bao nhiêu

Cá dày khá giống với cá lóc

Hiện nay, cá dày ở Việt Nam chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt; ở suối trong rừng và những vùng nước sâu. Tuy nhiên thì do tác động của môi trường trong một vài năm gần đây, loài cá này ít xuất hiện. 

Chính vì vậy, thành công trong việc nghiên cứu cá dày sinh sản nhân tạo có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kéo dài loài cá đặc sản này khỏi nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai mà còn mở ra triển vọng tích cực cho việc tạo thêm sản phẩm mang giá trị kinh tế cao. Đồng thời góp phần cung ứng nguồn giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Giá trị kinh tế từ việc nuôi – bán cá dày

Như đã nói bên trên, dưới tác động của việc khai thác tận diệt thì cá dày đang khan hiếm dần trong tự nhiên.Giá thành cá dày có thể thay đổi tùy theo vùng địa lý và thị trường. Vì vậy, chúng tôi không thể cung cấp một con số chính xác về giá cá dày. 

nuôi cá dày

Kính bể cá dày bao nhiêu? Hình ảnh cá dày con được sinh sản nhân tạo

Theo chia sẻ của một số người dân trở thành “tỷ phú” với mô hình nuôi cá dày về giá cá dày như sau:

  • Mức giá bán cá dày giống khoảng 3.000 – 3.500 đồng/con. Đặc biệt, với nhu cầu đặt cá dày giống được nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp sẽ có giá bán gấp đôi khoảng 7.000 đồng/con. 
  • Giá bán cá giống bố mẹ giá 150.000 đồng/cặp.
  • Mức giá bán cá dày thịt có mức giá cao trên 250.000 đồng/kg cá thịt.

Hướng dẫn quy trình – kỹ thuật nuôi cá dày đạt năng suất cao

Theo các chuyên gia, quy trình – kỹ thuật nuôi cá dày cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các khâu từ chuẩn bị ao nuôi, chọn giống đến cách chăm sóc. Cụ thể như sau: 

1. Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá dày cần đáp ứng các tiêu chí:

bán cá dày giống

Cải tạo ao nuôi cá dày

  • Ao nuôi cá dày có diện tích trung bình từ 500-1.000 m², độ sâu mực nước từ 1.2-1.5m. 
  • Đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước nhằm đảm bảo thoát hết nước trong ao; bờ ao chắc chắn và không rò rỉ; đỉnh bờ ao phải cao hơn mực nước 0.5-0.7 m và xung quanh ao có lưới bao cao khoảng chừng 0.5 m. 
  • Lắp đặt đầy đủ hệ thống cấp và thoát nước.
  • Tát cạn ao, vét bùn đáy và diệt cá tạp; xử lý bằng vôi CaCO₃ từ 7-10kg/100 m². 
  • Tiến hành phơi ao 2-3 ngày, cấp nước vào ao qua lưới lọc và diệt khuẩn môi trường nước, bón phân gây màu nước. 
  • Sau 3-5 ngày, nước có màu xanh nõn chuối thì sẽ thả giống. 

2. Thả cá dày giống

Tiêu chọn giống cá dày nước ngọt

  • Cá khỏe, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, không dị tật hay bị xây xát.
  • Chọn mua cá dày giống tại cơ sở có uy tín, trách nhiệm và bảo hành cá giống đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cung cấp người nuôi.
  • Không mua giống cá dày trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
  • Ưu tiên chọn các cơ sở bán cá dày giống gần nhà để hạn chế thời gian vận chuyển và đồng thời giảm tỷ lệ hao hụt của cá. 

Tiến hành thả cá

con cá dày

Cách thả cá dày giống

  • Về khối lượng cá thả từ 300 – 1.000 con/kg, mật độ thả 10 – 20 con/m² hoặc có thể thả mật độ cao hơn 30 con/m². Lưu ý, trong khí vận chuyển thì cần hạ thấp nhiệt độ để hạn chế tỷ lệ hao hụt.
  • Trước khi thả cá cần xử lý muối ăn NaCl 2% (2 kg muối ăn/100 lít nước) trong khoảng 2-3 phút để diệt ký sinh trùng, sát khuẩn cá và loại bỏ con  cá yếu hay cá bị xây xát. 
  • Để bao cá giống xuống nước ao chừng 15-20 phút, rồi mới thả ra bên ngoài để cá thích nghi dần với nhiệt độ. 
  • Thả cá dày giống vào buổi sáng hoặc chiều mát, tốt nhất là vào buổi sáng từ 7h đến 10h. Không nên thả vào xế chiều, đặc biệt vào những lúc trời nắng vì cá sẽ rất dễ bị tuột nhớt.

3. Chăm sóc và quản lý

Tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của con cá dày mà lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, cá dày là loài chậm lớn và thức ăn của cá dày yêu cầu đạm cao. Vậy nên, có thể cho cá ăn thức ăn tươi sống như cá biển, cá tạp, tôm, tép, cua, ốc,… hoặc thức ăn chế biến hay thức ăn công nghiệp có bán trên thị trường với nhiều kích cỡ, chủng loại. 

Tiến hành cho cá ăn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều mát với khẩu phần ăn bên dưới. Lưu ý, khẩu phần ăn còn phụ thuộc vào từng từng thời điểm, điều kiện môi trường, thời tiết và tình hình dịch bệnh.

  • Cá dày < 10g: Cho ăn 10 – 12% khối lượng thân
  • Cá dày từ 11 – 100g: Cho ăn 5 – 10% khối lượng thân
  • Cá dày > 100g: Cho ăn 3 – 5% khối lượng thân.

Trong giai đoạn chăm sóc và quản lý, người nuôi cần thực hiện:

cá dày là gì

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe cá dày thường xuyên

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá, theo dõi nhu cầu thức ăn tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít; thay nước mỗi ngày khoảng 30% với cá lớn, còn cá nhỏ thì sau 2-3 ngày thay nước 1 lần. 
  • Bổ sung định kỳ các loại vitamin, khoáng, men tiêu hóa 10-15 ngày/ lần nhằm tăng sức đề kháng với mầm bệnh, giảm stress, hấp thụ thức ăn tốt hơn và cá đồng cỡ với nhau. 
  • Tiến hành sát khuẩn môi trường nước thường xuyên 7 – 10 ngày/ lần  trong mùa có dịch bệnh; còn từ 12 – 15 ngày/lần trong điều kiện bình thường.
  • Định kỳ 1 tháng/ lần sử dụng vôi Ca(OH)₂ liều lượng 6 – 8 kg/100 m²; hòa nước và tạt đều khắp ao nuôi.
  • Thường xuyên bắt cá để kiểm tra về tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá.
  • Chú ý quan trọng, khi chuyển đổi cỡ viên thức ăn cho cá thì cần trộn 2 loại cỡ viên với tỷ lệ 80% cỡ viên mới và 20% cỡ viên cũ trong vòng 2-3 ngày để cá ăn đều và hạn chế sự phân đàn của cá. Đồng thời, cho ăn từ từ để giảm thiểu tối đa sự thất thoát chất dinh dưỡng trong thức ăn, mỗi lần cho ăn lượng thức ăn điều chỉnh theo sức ăn thực tế của cá. Đặc biệt, chỉ nên cho ăn với lượng thức ăn khoảng 80 – 90 % sức ăn của cá.

4. Thu hoạch

thu hoạch cá dày

Thu hoạch cá dày vào lúc nước mát

Ngừng việc cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch; và thu hoạch vào lúc nước mát là tốt nhất. Thu hoạch cá dày cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị xây xát hay tuột nhớt.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cá dày khá dài. Do đó, từ lúc nuôi cá bột đến giai đoạn cá dày đạt trọng lượng 300g để xuất bán mất khoảng 1 năm rưỡi. 

Mẹo nhân nuôi và nhân giống cá dày hiệu quả

Theo người dân có kinh nghiệm nuôi cá dày, so với phương pháp nuôi cá dày trong ao đất thì cá dày nuôi trong bể bạt nhẹ công chăm sóc, dễ quản lý nguồn con giống.

nhân giống cá dày

Tham khảo mô hình nuôi và nhân giống cá dày trong bể bạt

Ngoài ra, cá dày không cần ép đẻ vì loài này tự giao phối, sinh sản được tối đa 3 lần/ năm và mỗi lần cách nhau 1 tháng rưỡi. Việc nhân giống cá dày cũng không cần dùng máy móc hay oxy. 

Tuy nhiên, bí quyết để nhân giống cá dày thành công đó là cần theo dõi và chịu khó khi cá đẻ phải vớt trứng ra liền chứ không để bỏ trứng linh tinh, cần canh chừng xem chúng lớn ra sao. Khi cá dày mẹ để thì cá ăn hàng ngày, 1 tuần đầu cho ăn trứng nước rồi ăn trùn chỉ và đến tuần thứ 3 thì cho ăn cá mồi (tức những loại cá nhỏ). 

Như vậy, nội dung bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin quan trọng về cá dày cũng như quy trình – kỹ thuật nuôi cá dày đạt hiệu quả cao nhất. Mời bạn truy cập website Palda.vn mỗi ngày để cập nhật hệ thống kiến thức hữu ích nhé!

Bài viết liên quan