Xe máy bị rồ ga: Nguyên nhân và các khắc phục triệt để

24 Tháng Chín, 2018 0 Quynh YP

Hiện tượng rồ ga xảy ra khi hỗn hợp nhiên liệu – không khí cấp cho động cơ quá nhiều mà không thể kiểm soát được. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xe máy đã trả hết ga nhưng xe không chịu dừng lại.

Hiện tượng xe máy bị rồ ga hay còn gọi là òa ga tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn khi vận hành là rất cao. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Tham khảo thông tin dưới đây.

Bản chất của hiện tượng rồ ga?            

Thông thường, dải tốc độ động cơ xe máy chạy không tải là từ 800 đến 1000 v/ph. Rồ ga là hiện tượng xảy ra khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế độ động cơ chạy không tải, tức là vượt ngưỡng 1000 v/ph. Lúc này, xe sẽ tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn, người lái khó kiểm soát tốc độ, gây nguy nhiểm khi xe di chuyển trong điều kiện đường xá đông đúc. Người lái thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc độ. Thậm chí, khi vòng tua lên quá cao có thể dẫn tới việc mất lái, dễ gây tai nạn.

Nguyên nhân xe máy bị rồ ga?

Từ bản chất nêu trên, theo kinh nghiệm của nhiều nhân viên kỹ thuật ghi nhận có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xe máy bị rồ ga, bao gồm van không tải, bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.

  1. Rồ ga do van không tải

Van không tải hay còn gọi là van điều khiển chế độ không tải có chức năng điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ. Khi xe máy hoạt động một thời gian dài mà không được bảo dưỡng, van không tải dễ bị bẩn, kẹt hoặc chết van làm cho chế độ không tải của động cơ hoạt động không đảm bảo, khiến xe máy bị rồ ga hoặc chết máy.

Mô tơ bước (van kiểm soát tốc độ cầm chừng) hoạt động sai.

Mô tơ bước (van kiểm soát tốc độ cầm chừng) hoạt động sai.

  1. Bướm ga bẩn

Bướm ga là bộ phận nằm trong cơ cấu điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi đưa vào buồng động cơ, đảm bảo hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Nhưng lâu ngày, bướm ga bị mòn làm tăng khe hở xu pap ngay cả khi đã đóng hoàn toàn. Lúc này, không khí đồng thời đi vào qua đường gió chính và phụ làm tăng lượng xăng cung cấp khiến vòng tua máy tăng cao.

Bên cạnh đó, khi bướm ga không thể đóng kín do bám bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu cũng là nguyên nhân gây rồ ga.

> Có thể bạn chưa biết

Xe máy bị giật khi lên ga phải xử lý như thế nào?

  1. Cảm biến tại bướm ga

Cảm biến này được lắp trên cổ họng gió, có chức năng biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.

Cảm biến ô xy bị bám bẩn bề mắt, bám muội vì hoạt động lâu ngày không vệ sinh.

Cảm biến ô xy bị bám bẩn bề mắt, bám muội vì hoạt động lâu ngày không vệ sinh.

Nếu cảm biến vị trí bướm ga hoạt động sai lệnh, không đúng như thông số kỹ thuật ban đầu hoặc bị chết dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác, sẽ gây ra hiện tường òa ga. Với những dòng xe điều khiển bướm ga bằng dây ga, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải riêng biệt thì khi xảy ra rồ ga sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn đối với dòng xe dùng chân ga điện tử, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải được tích hợp với nhau thì khi xe bị rồ ga chỉ có thể xử lý bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu..

Cách xử lý khi xe máy bị rồ ga

Theo đánh giá của các nhân viên kỹ thuật, hiện tượng rồ ga xảy ra phổ biến nhất trên các dòng xe máy sử dụng công nghệ hệ thống phun xăng điện tử (PGM-FI).

Việc xử lý lỗi xe rồ ga không được khuyến khích sửa chữa tại nhà, do đây là hiện tượng cần bổ máy và động chạm đến các chi tiết quan trọng, nếu không có tay nghề chuyên nghiệp có thể khiến lỗi nặng hơn. Do vậy, cách tốt nhất khi xe của bạn bị rồ ga là nhanh chóng mang đến các tiệm sửa chữa để nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm sửa chữa dứt điểm.

Bài viết liên quan