Victor Hugo: Tiểu sử cuộc đời và những tác phẩm kinh điển

6 Tháng Tư, 2021 0 thanh12

Nhà văn Pháp Victor Hugo là cây bút vĩ đại nhất của mọi thời đại thuộc chủ nghĩa lãng mạn. Sau khi được đào tạo như một luật sư, ông bắt tay vào sự nghiệp văn học với vai trò là nhà thơ, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia; đồng thời ông còn là một nhà chính trị, nhà trí thức tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Những sáng tác của ông không chỉ phản ánh lịch sử, văn hóa, cách mạng Pháp, mà còn là mẫu mực của lòng chân ái. Chính bởi vậy, sức ảnh hưởng của ông vượt qua cả biên giới hạn hẹp của nước Pháp, trở thành niềm tự hào của toàn Thế giới. Hãy cùng Palda.vn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và những tác phẩm kinh điển của Victor Hugo nhé!

Victor Hugo

Victor Hugo – Cây cổ thụ của nền văn học lãng mạn

Tiểu sử cuộc đời của Victor Hugo

Victor Hugo (26/02/1802 tại Besançon – 22/05/1885 tại Pháp). Ông là con trai út của Joseph Leopold Sigisbert Hugo và Sophie Trebuchet. Ông và hai người anh tranh của mình là Abel và Eugène, sống cùng mẹ ở Paris, Pháp. Còn cha của họ là một vị tướng và thống đốc tỉnh Avellino của Ý, sống ở Ý.

Một người bạn đặc biệt của mẹ Hugo là Tướng Victor Fanneau de La Horie – kẻ thù của chính phủ Pháp. Bà để ông trốn trong nhà của họ, và trong thời gian này, ông ấy trở thành giáo viên cho Victor Hugo và các anh của mình. Tuy nhiên, Hugo và các anh trai của mình thường xuyên đi thăm cha, khiến việc học hành bị gián đoạn.

Khi còn là một cậu bé, Victor Hugo có niềm đam mê và hứng thú với thơ ca.  Lên 12 tuổi, Victor và các anh trai được gửi đến trường Pension Cordier. Ở đó, họ thực hiện các nghiên cứu khoa học, thời gian rảnh thì viết thơ và đóng kịch. 15 tuổi, Victor Hugo giành chiến thắng trong cuộc thi thơ do Académie Française tổ chức. Năm 16 tuổi, ông đứng đầu trong cuộc thi Académie des Jeux Floraux. 

Năm 1821, mẹ ông qua đời, ông từ chối nhận tất cả các khoản hỗ trợ tài chính từ cha mình và chịu đựng một năm nghèo đói trầm trọng. Cho đến năm 1822, tập thơ đầu tiên của ông, “Odes at Poésies”, đã giúp ông trở nên nổi tiếng. Mỗi năm, Victor Hugo nhận được lương hoàng gia với khoản tiền trợ cấp là 1.000 franc từ vua Louis XVIII.

Ngay sau đó, Hugo kết hôn với Adèle Foucher – người được cho là “thanh mai trúc mã” của ông. Cặp đôi này sau đó sinh ra bốn người con. Căn hộ của họ tại Paris trở thành nơi gặp gỡ của những nhà văn đầy tham vọng của Phong trào lãng mạn thời kỳ đó.

Tiểu sử Victor Hugo

Victor Hugo (26/02/1802 tại Besançon – 22/05/1885 tại Pháp)

Những tác phẩm kinh điển của Victor Hugo

Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris  

Năm 1831, Victor Hugo xuất bản Nhà thờ Đức Bà Paris (Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà) – một trong những tác phẩm lâu đời nhất của mình. Lấy bối cảnh thời kỳ trung cổ, cuốn tiểu thuyết thể hiện sự phê phán gay gắt xã hội suy thoái và xa lánh Quasimodo (người đàn ông gù lưng). 

Tác phẩm “Nhà Thờ Đức Bà Paris” tiêu biểu cho phong cách sáng tác lãng mạn của Victor Hugo. Nhờ thành công của tác phẩm mà ông được biết đến như một nhà văn nhân đạo, lãng mạn bậc nhất của Pháp. Cốt truyện bi thảm, nặng nề, kết hợp cùng các tình tiết lắp đặt khéo léo; mang đến sự kịch tính, hình ảnh được tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư; kết hợp với bút pháp miêu tả thật rực rỡ, kỳ thú của tác giả Victor Hugo.

Nhà thờ Đức bà như một nhân chứng lịch sử, tạo ra cuộc hoán đổi giữa hai con người – đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau. Một linh mục cao sang, quyền lực; được mọi con người từ dưới nhà thờ Đức bà nhìn lên, ông ta thật vĩ đại, lớn lao. Thế nhưng, tên gù đứng trên đỉnh của ngọn tháp nhà thờ, khi nhìn xuống thấy người linh mục thật nhỏ bé, tầm thường, và cũng chỉ là con người trần tục như ai.

Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của Tiểu sử Victor Hugo

Nhà thờ Đức Bà Paris tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn

Tên gù bị xã hội cả cự tuyệt, ngay cả người linh mục nhận nuôi hắn cũng không phải vì lòng tốt mà chỉ muốn để cái đức lại cho em ông ta. Cứ tưởng hắn cũng chỉ là một viên đá bị lỗi của tạo hóa, vậy mà hắn cũng biết yêu, biết ghen, biết buồn. Chính tình yêu đã đưa thằng gù đi đến tận cùng cảm xúc của loài người. Tình yêu của thằng gù với cô vũ nữ thật mãnh liệt, dù cho cái kết có đau thương nhưng tình yêu ấy không bao giờ tàn phai. 

The Hunchback of Notre Dame là tác phẩm có sự liên kết chặt chẽ đến đời sống con người. Đây cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Victor Hugo cho đến nay, và là ngọn đèn mở đường cho việc viết chính trị của ông sau này. 

Tiểu thuyết “Những Người Khốn Khổ”

Có thể nói ‘Những người khốn khổ’ là câu chuyện nói về thực trạng xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm; từ đầu thế kỷ XIX, thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Đây được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Victor Hugo và cũng là đại diện đỉnh cao nhất của văn học chủ nghĩa lãng mạn. Tác phẩm là tiếng nói nhân đạo sâu sắc trong bức tranh hiện thực mà tác giả dành cho kiếp người cùng cực dưới đáy xã hội bấy giờ.

Cuốn tiểu thuyết kinh điển này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1862, gồm đầy đủ 3 phần. Khi Victor Hugo cho ra mắt tác phẩm này đã tạo nên một cơn sốt lớn, các nhà phê bình chuyên môn đánh giá cao. “Những người khốn khổ” là một trong số những cuốn tiểu thuyết hay, và có sức ảnh hưởng nhất trong nền văn học thế giới vào thế kỷ XIX. 

Bộ sách bao gồm 3 tập bìa cứng này đã tái hiện một cách chân thật nhất xã hội hiện đại, một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi. Nhà văn Victor Hugo đã diễn tả một cuộc đời trăm ngàn khổ cực qua ống kính các nhân vật như: Giăng Van Giăng –  một người tù khổ sai với tâm hồn cao thượng; Phăngtin – thiếu phụ bị xã hội tư bản tàn bạo chà đạp và Gavơrốt – một trẻ thơ anh dũng.

Tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo

Những người khốn khổ thể hiện sự biến chuyển trong ngòi bút và tấm lòng nhân đạo của Victor Hugo

Trong cuốn sách truyện này, Victor Hugo đã chọn cách đứng hẳn về phía quần chúng, khi đã mô tả hết sức rõ nét và ấn tượng về cuộc chiến đấu hùng tráng chống lại chính quyền phản động của nhân dân Paris nổi dậy năm 1832. 

Qua tác phẩm, Victor Hugo cho bạn thấy và cảm nhận rõ nét về số phận những người khốn khổ trong xã hội thông qua các thông điệp được tác giả đề cập. Cũng như những giá trị tư tưởng về nhân đạo, về sự đồng cảm và lòng nhân hậu đối với những số phận có hoàn cảnh éo le. Những con người ở tầng lớp dưới đáy của xã hội như: tù nhân, nhà văn trẻ tuổi, cho đến người phụ nữ bị xã hội tư bản né tránh.

Tác phẩm “Thằng Cười”

Tác phẩm “Thằng Cười” được Tác giả Victor Hugo cho ra mắt vào năm 1868 dưới thời Napoleon III; trong thời kỳ nhà văn đang bị lưu đày tại hòn đảo Guernsey thuộc lãnh thổ Anh trên biển Manche. Sau 7 năm, ông rời hòn đảo trở về lại nước Pháp. Hai năm sau, khi đế chế của Napoleon sụp đổ, cuốn sách này đã được khởi thảo và hoàn thành trong vòng hai năm (1866-1868). “Thằng Cười’ được cho là vượt qua dự định ban đầu của người viết; bởi cuốn sách không chỉ đơn thuần là tác phẩm chính trị mà còn là một tác phẩm triết học, lịch sử và thi ca.

Tác phẩm Thằng Cười của Victor Hugo

Thằng Cười mang đến cho người đọc cái nhìn rõ nét hơn về xã hội và giai cấp quý tộc

Tuy nhiên, có một sự thật là khi tác phẩm ra đời đã không nhận được sự hưởng ứng từ phía độc giả. Bản thân tác giả Victor Hugo cũng phải thừa nhận cho những thất bại này, một phần nguyên nhân được cho là tham vọng của mình quá lớn. Cho đến thế kỷ XX, thì những giá trị trong tác phẩm của đại thi hào văn học người Pháp Victor Hugo mới được nhìn nhận lại, “Thằng Cười” khi ấy mới trở về đúng ngôi vị xứng đáng của mình.

Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù

Ngày cuối cùng của một tử tù với nội dung chỉ gói gọn trong hơn 100 trang; nhưng chứa sức nặng vô hình trong giá trị nội dung lẫn giá trị tư tưởng mà Victor Hugo đã gửi gắm vào từng câu, từng chữ. Cuốn tiểu thuyết mang đến cho người đọc một cốt truyện với những tình tiết phát triển nhanh, song hành cùng những dòng nội tâm, tâm trạng day dứt, khắc khoải của một tử tù thời gian sống còn chỉ còn tính bằng giờ, bằng phút.

Victor Hugo sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, điểm nhìn trần thuật được đặt trùng với nhân vật tự sự, để khắc sâu thêm dòng ý thức của người tử tù trong ngày cuối cùng được sống. Bởi thế mà, nỗi đau, niềm ham sống tưởng chừng như “hèn mọn” của nhân vật tử tù lại càng trở nên rất chân thực và sống động hơn. Trong sự nghiệp của tác giả Victor Hugo, “Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù” là một cuốn tiểu thuyết có dung lượng ngắn nhất nhưng lại có chiều sâu và sức nặng vĩ đại nhất.

Tác phẩm Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù của Victor Hugo

Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù chứa đựng đầy đủ phong cách, mô típ nhân vật và chủ đề quen thuộc trong sáng tác văn xuôi của Victor Hugo

Tác phẩm ấy như một bài ca xúc động về tình đời, tình người, về tinh thần nhân đạo, về tình yêu đời, tình yêu con người tới quặn thắt. Ở cuốn sách này, mục đích của Victor Hugo không nhằm phán xét tội lỗi của những người mang tội mà chỉ hướng đến giá trị nhân văn. Mọi sinh mạng đều đáng quý, và con người ai cũng có khao khát được sống là một con người toàn vẹn.

Gavroche – Chú Bé Thành Paris

Chú bé Paris là một phần của kiệt tác “Người nghèo“, nhân vật chính được nhắc đến trong tác phẩm là Gavroche. Cậu bé là đại diện cho thế hệ thanh niên Paris trẻ tuổi, trong nửa đầu thế kỷ XIX, đứa trẻ đường phố, một người lính anh hùng, một viên ngọc trong bùn.

Trong tác phẩm này, Gavroche được tác giả đã khắc họa sống động, chú bé hồn nhiên, dũng cảm và nghĩa hiệp… Cậu bé tuy đói khổ và nhiễm chút “bụi đời” nhưng vẫn rạng ngời phẩm chất tốt đẹp; căm ghét kẻ giàu sang và sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó. Gavroche đã dùng đồng xu cuối cùng để mua bánh cho hai đứa trẻ lạc đường đang đói và mở rộng bụng voi để chúng ngủ qua đêm.

Tác phẩm Chú Bé Thành Paris

Chú Bé Thành Paris là một phần của tác phẩm Những Người khốn Khổ là kiệt tác của đại văn hào Victor Hugo.

Trong cuộc nổi dậy, Gavroche hăng hái tham gia chiến đấu với khẩu súng không cò súng; hát những bài hát hài hòa của những con chim, những khu nhà xưởng. Mặc dù có cơ hội để thoát khỏi vòng vây, nhưng anh ta không chỉ nghĩ đến việc bảo toàn mạng sống của mình mà rời đi, vẫn quyết tâm ở lại để chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng.

Victor Hugo được ví như một mầm xanh mọc lên từ đống tro tàn của chế độ phong kiến sụp đổ, rồi vươn mình trở thành một cây đại thụ trong nền văn học lãng mạn. Chắc chắn Victor Hugo là một trong những nhà văn Pháp nổi tiếng được biết đến nhiều nhất. Cho dù ông đã mất, nhưng các tác phẩm kinh điển của ông vẫn được yêu thích, thậm chí còn được nghiên cứu và phóng tác trong thời hiện đại.

Bài viết liên quan