[Giải đáp] Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?

31 Tháng Tám, 2022 0 Tuong Nguyen

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang trở nên nghiêm trọng. Cùng chúng tôi khám phá xem loài thực vật, động vật nào có khả năng lọc sạch nước trong bài viết dưới đây nhé!

Loài động vật nào có khả năng lọc sạch nước?

Trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về 2 loài động vật có chức năng lọc nước hiệu quả được mệnh danh là máy lọc nước của sông và đại dương.

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

Trai sông là “máy lọc nước tự nhiên”

Trai sông hay còn được gọi là trai nước ngọt là động vật thuộc ngành thân mềm (Mollusca) và thuộc họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Chúng sống trên mặt bùn ở đáy của các ao, hồ, sông ngòi.

Trai sông có lớp vỏ cứng bên ngoài được tạo từ 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề của trai có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám dính chắc ở mặt trong của vỏ) giúp cho trai có thể điều chỉnh động tác đóng mở vỏ.  Khi trai chết vỏ trai sẽ trạng thái mở. Vỏ trai có cấu tạo gồm 3 lớp đó là 1 lớp sừng bọc ngoài sau đó đến lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh, trơn mịn ở trong cùng. Khi chúng di chuyển vỏ sẽ hẽ mở cho chân trai (có hình lưỡi rìu) thò ra ngoài.

Trai sông có khả năng lọc 40 lít nước/ngày

Trai sông có khả năng lọc 40 lít nước/ngày

Trai sông dinh dưỡng theo kiểu hút nước từ môi trường và lọc lấy các vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh cùng các động vật nhỏ khác. Chính nhờ vậy mà loài vật này có thể lóc làm sạch nước sông. Theo nghiên cứu, 1 con trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong 1 ngày 1 đêm. Đây chính là nguyên nhân trai được mệnh danh là máy lọc nước tự nhiên, giúp môi trường nước sạch hơn.

Hàu là “công nhân vệ sinh của đại dương”

Hàu là loài vật có vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm nước biển. Theo như Cơ Quan Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kỳ thì một  con hàu có thể lọc được khoảng 50 gallon  tương đương với 227 lít nước mỗi ngày. Chúng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và thải ra môi trường nước sạch. Dưới đây là một số thông tin về loài vật này:

Hàu hay còn được gọi là hào theo tiếng địa phương ơ Nam Bộ. Đây là loài động vật nhuyễn thể nằm trong nhóm thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ nghêu, sò, ốc, hến. Chúng sinh sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển… Khi sống chúng bám vào một giá thể (các rạn đá, móng cầu…).

Hàu có khả năng lọc nước tốt

Hàu có khả năng lọc nước tốt

Hàu cũng có hình thức dinh dưỡng thụ động như trai, chúng hút nước biển và lọc lấy các sinh vật phù du và các sinh vật khác lẫn trong nước biển, bùn cát. Kích thước của hàu lớn hơn rất nhiều so với các loại ngao, sò. Đồng thời phần vỏ của chúng thường lớn hơn rất nhiều so với kích thước cơ thể chúng.

Hàu có vai trò quan trọng trong việc lọc sạch nước biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nhưng chúng đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng do bị đánh bắt quá mức. Đây là một điều rất nguy hiểm đối với hệ sinh thái dưới biển.

=> Như vậy chúng ta có thể thấy những loài thân mềm, thuộc họ 2 mảnh vỏ có hình thức dinh dưỡng thụ động thông qua việc hút nước từ môi trường vào cơ thể sẽ có khả năng lọc sạch nước. Một nghiên cứu của đại học Standford chứng minh rõ điều này: Họ đưa nghêu, trai, hàu vào trong một bể chứa nước thải bị ô nhiễm và để trong vòng 72 giờ. Kết quả cho thấy những loài động vật này đã loại bỏ 80% các chất gây ô nhiễm nước.

Loài thực vật nào có khả năng lọc làm sạch nước 

Những loài cây có tác dụng lọc nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường nước. Chúng giúp loại bỏ hết các loại vi khuẩn, kim loại nặng và nhiều các chất gây ô nhiễm khác. Dưới đây là một số loài thực vật có khả năng lọc nước tốt xung quanh chúng ta.

Loài cây nào nào có khả năng lọc nước tốt?

các loài cây có khả năng lọc nước tốt

Bèo tây

Bèo tây là loài thực vật họ vũ cửu hoa (Pontederiaceae), có nguồn gốc từ Venezuela, Nam Mỹ hiện đang phân bố ở hơn 50 nước trên thế giới. Đây là loài cây có thân là các mô xốp phát triển, túi khí chưa đầy không khí nên có khả năng nổi trên mặt nước trôi dạt theo nước. Hoa của nó nở vào mùa hạ, thuộc kiểu hoa tự đòng có 6-12 hoa với cánh màu tím. Lá của nó có hình tròn hoặc hình trứng, phía dưới cuống lá luôn phình to ra.

Bèo tây

Bèo tây

Bèo tây được biết đến với công là lọc sạch nguồn nước, phân giải chất độc trong nước.  Một thí nghiệm về khả năng lọc làm sạch nước của bèo tây đã được thực hiện và đưa ra kết quả chứng tỏ rằng 1ha mặt nước thả kín bèo tây, trong vòng 24 giờ có thể hút được 34kg Na, 17kg P, 4kg Mn, 22kg Ca, 2,1kg Phenol, 89g Hg, 104g Al, 297g kền, 321g Stronti,… Đặc biệt là bèo tây có khả năng hút và tích lũy kẽm rất mạnh. Thí nghiệm thả bèo tây trong một chậu nước bẩn chứa 10mg kẽm/1 lít được thực hiện và các nhà khoa học nhận ra rằng trong 38 ngày lượng kẽm tích lũy trong bèo tây cao hơn thực vật thông thường 133%. Bên cạnh đó thì bèo tây còn có khả năng phân giải phenol và cyanua.

Bèo tây có khả năng lọc nước tốt

Cây thủy trúc

Cây Thủy Trúc hay còn được gọi là cây Trúc Ngược, cây Lác Dù  và có tên học là Cyperus involucratus / Cyperus alternifolius. Đây là loài cây thuộc họ Cói – Cyperaceae, có xuất xứ từ Madagascar – châu Phi. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao đạt khoảng 40-70cm và phát triển tốt trong môi trường nước nên thường được trồng làm cây thủy sinh. Thân của thủy trúc màu xanh đậm, bóng, tròn. Lá màu xanh xếp vòng cong xòe và cong xuống phía dưới. Khi quan sát chúng ta có thể thấy cây thủy trúc giống như một cây cau tí hon. Hoa của nó mọc thành cụm, khi còn non có màu trắng sau già sẽ chuyển nâu.

cây thủy trúc

Thuỷ trúc đang được trồng trên sông Tô Lịch

Đây là một loại thực vật có khả năng làm sạch và lọc nước rất tốt. Nó làm giảm thiểu các chất độc hại, các chất thải tồn tại trong môi trường nước. Phần thân và phần rễ của nó có vai trò như bộ lọc, chuyển hóa các chất ô nhiễm thành sinh khối của cây đồng thời cung cấp bổ sung oxy vào nước. Hiện nay chúng ta có thể thấy loài cây này đang được trồng thuỷ sinh trên sông Tô Lịch để  lọc nước.

Cây rau mác

Rau mác hay còn được gọi là từ cô, có tên khoa học là Monochoria. Nó thuộc giới Plantae, bộ commelinales, họ Pontederiaceae và chi Monochoria. Thân của loài cây này có màu xanh non và sẽ chuyển màu sậm hơn theo thời gian sống. Lá rau mác hình mũi mác với 3 thùy nhọn, cuống lá dài và trên mỗi thân chỉ mọc 1 lá trên đỉnh cao nhất của thân. Màu sắc của lá cũng có sự thay đổi tương đương với màu của thân.

Cây rau mác

Cây rau mác

Rau mác sống và phát triển tốt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Ở nước ta, cây rau mác được tìm thấy nhiều tại các đầm lầy, ruộng lầy, ao,… Rất nhiều người biết loại rau này như một bài thuốc dân gian giúp giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn khử trùng và chữa một số bệnh thông thường khác. Ngoài tác dụng làm dược liệu thì loại cây rau mác còn có khả năng làm sạch môi trường nước, xử lý tốt các chất thải độc hại có trong nước như Nitơ, Photpho, chì cùng một số chất hữu cơ khác. Từ đó nó góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và cải thiện giúp nguồn nước không bị hôi thối, có màu đen.

Cỏ mác

Cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa nhằm trong nhóm loại thực vật lâu năm thuộc chi Equisetum. Loại thảo mộc này sống và phát triển ở những vùng đất ẩm, vùng đất ngập nước, khu vực trũng thấp. Cỏ đuôi ngựa được con người sử dụng nhiều nhất trong y học và ẩm thực, các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc.

Cây rau mác

Cây rau mác

Cỏ đuôi ngựa rất giàu lượng acid silicic và silicates và có chứa kali, magnesium, aluminum,… nên rất hiệu quả trong việc đào thải chất thải dư thừa trong nguồn nước giúp làm sạch môi trường nước. Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này. Hiện nay con người đã áp dụng những đặc tính sinh hóa và tính năng của cỏ đuôi ngựa để lọc nước.

Cỏ đuôi ngựa

Cây cỏ nến

Cây cỏ nến còn được gọi là bồ thảo, bồ hoàng, hương bồ hoàng, thủy hương bồ, bồn bồn, bông nên, bồ đào, cam bố, sao bồ hoàng, …  và tên khoa học của nó là Typha angustata Bory et Chaub. Đây là loại cây thân thảo, khi trưởng thành cao khoảng 1.5 – 3m. Lá cây mọc từ gốc lên dài khoảng 6 – 15cm và có hình dải. Hoa của cây có hình trụ với nhiều lông tơ nhìn xa giống như cây nến. Cỏ nến mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt, đầm lầy.

Cỏ nến cũng được đánh giá cao về tác dụng lọc và làm giảm thiểu các chất độc hại có trong nước

Cỏ nến

Cỏ nến cũng có khả năng lọc nước tốt

Cây sậy

Cây sậy có tên khoa học là Phragmites communis, đây là một loài cây có thể sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Cây sậy có thân dày, có thể cao tới 4m sau 5 năm. Hệ sinh vật quanh rễ của loại cây này có khả năng phân hủy chất hữu cơ đồng thời hấp thụ kim loại nặng trong nước thải của ngành y tế. Bên cạnh đó rễ cây sậy có khả năng làm tăng lượng oxy có trong bể cát và đảm bảo khả năng chảy qua cát.

Hiện nay hệ thống xử lý nước thải bằng cây sậy được ứng dụng phổ biến. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc sinh học. Nước thải sinh hoạt và y tế sẽ được dẫn vào một bể cát trồng cây sậy. Nước bẩn sẽ được thấm qua rễ và hệ vi khuẩn trong bộ rễ của cây sậy sẽ hoạt động tiêu hoá/phân huỷ các tạp chất có trong nước. Sau đó, nước thải tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc và chảy xuống những ống thoát ở phía dưới đáy bể và thải ra ngoài môi tự nhiên. Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống lọc cây sây sẽ bảo đảm phù hợp các mức giới hạn cho phép về pH, BOD5, COD, coliforms, chất rắn lơ lửng,…

Trên đây là thông tin về các loài động vật và thực vật có khả năng lọc sạch nước trong tự nhiên chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được loài nào khả năng lọc làm sạch nước?

Bài viết liên quan