Những tác dụng tuyệt vời của lá sen đối với sức khỏe 

8 Tháng Ba, 2022 0 Tuong Nguyen

Cây sen gần gũi với người Việt từ bao đời nay. Mọi thành phần từ cây sen đều có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Hạt sen để nấu chè, tâm sen là vị thuốc an thần, ngó sen dùng để làm gỏi… Và một bộ phận của sen với rất nhiều lợi ích tuyệt vời mà nhiều người chưa biết đến đó chính là lá sen. Trong bài viết này, Palda sẽ cùng quý bạn đọc khám phá chi tiết về lá sen. Những bài thuốc tuyệt vời của lá sen cũng như một số lưu ý trong việc sử dụng nhé! 

Thông tin tổng quan về cây sen

Cây sen hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hà diệp, liên diệp thuộc họ hoa súng. Tên khoa học của cây hoa sen là Folium nelumbinis. Cây sen là một trong những loại thảo dược quý có biểu tượng giản dị, mộc mạc và gần gũi của dân tộc Việt từ bao đời nay.

Cây sen rất đỗi gần gũi và quen thuộc trong đời sống người Việt ta

Cây sen rất đỗi gần gũi và quen thuộc trong đời sống người Việt ta

Trong y học cổ truyền thì các bộ phận của cây sen đều là những dược liệu quý với công dụng chữa bệnh hiệu quả. Từ hoa, tim, hạt và mới đây những phát hiện về lá sen cũng có dược tính rất tốt. 

Thời gian thu hoạch hoa sen vào khoảng từ giữa tháng 5 cho đến tháng 8. Cụ thể, khi hoa sen vẫn còn ở dạng búp sen. Tiếp đó, hoa loại bỏ đi phần cuống lá rồi đem sấy hoặc phơi khô rồi gấp thành những dạng vòng tròn để sử dụng trong nhiều mục đích. Những lá sen tươi hoặc lá sen mới thì người dân sẽ tiếp tục khi vào mùa hè. Mùa đông thì lá sen khô héo và dần chết đi.  

Mô tả dược liệu lá sen

Lá sen là một bộ phận của cây sen có dạng hình bán nguyệt, trông gần giống cái quạt và hơi tròn. Đường kính của lá sen vào khoảng 30 đến 60 cm. Các viền lá có hình gợn sóng tương đối nhỏ.

Lá sen có màu xanh, chống được nước và hơi sần sùi

Lá sen có màu xanh, chống được nước và hơi sần sùi

Bề mặt trên lá sen nhẵn bóng, có màu xanh lục, lục vàng, chống được nước và hơi sần sùi. Mặt dưới của lá sen có màu nâu hơi xám và nhẵn có nhiều vân trải dài. Phần trung tâm của lá xuất hiện những sợi gần lớn giống cột sống lá. Đặc điểm của phần thân lá sen là rất dễ giòn và gãy. Lá sen có vị đắng, hương thơm đặc trưng và rất dễ chịu. 

Đặc điểm phân bố của cây sen

Cây sen thường sinh sống, phát triển ở những vùng ao hồ, đầm lầy và rải rác khắp mọi nơi như các nước Châu Đại Dương, Đông Dương. Tại nước ta, sen được tìm thấy phổ biến tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đáp ứng nhu cầu sử dụng, ngày nay người dân đã phát triển thành những mô hình trồng sen vô cùng rộng lớn. 

Về cách thu hái và sơ chế lá sen

Người ta có thể thu hái lá sen quanh năm. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là vào mùa thu và mùa hạ. Bởi những mùa còn lại thì lá sen đã bị khô héo và chết đi. Bên cạnh đó trong một số tài liệu y học cổ truyền nên thu hái lá sen ngay khi cây sen bắt đầu nở hoa.

Thu hoạch lá sen vào mùa thu, mùa hè

Thu hoạch lá sen vào mùa thu, mùa hè

Các bước sơ chế lá sen: Sau khi thu hoạch về người ta sẽ chọn lá bánh tẻ, lau sạch rồi cắt bỏ phần cuống lá. Tiếp theo sẽ đem phơi khô cho héo để thành hình bán nguyệt rồi phơi khô hoặc sấy khô hẳn. 

Hướng dẫn chi tiết một số cách bào chế lá sen thông dụng

Dưới đây là một số cách thông dụng để bào chế lá sen vẫn luôn được cha ông ta áp dụng từ bao đời này. 

Lá sen sấy khô để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn

Lá sen sấy khô để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn

  • Lá sen được sấy khô sẽ đem ra phun nước cho hơi mềm. Tiếp đó, dùng dao để thái thành những miếng mỏng hay dải dài rồi đem đi phơi hoặc sấy khô ở mức nhiệt độ thấp. 
  • Lá sen thán sao: Phần lá sen sau khi đã được làm sạch thì đem đi thái thành những dải dài. Sau đó, bỏ vào nồi kín để tiến hành đúng nóng, để nguội rồi lấy ra. 

Sau khi lá sen được phơi khô hoặc sấy khô chúng ta cần bảo quản trong những túi kín và đặt tại các vị trí khô ráo, thoáng mát. 

Những thành phần hóa học có trong lá sen 

Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong lá sen khô chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hai hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa như flavonoids và quercetin có tác dụng hỗ trợ chống viêm hiệu quả. Đồng thời tác động lên các mao mạch. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều hoạt chất tốt chó sức khỏe như tanin, ancaloit, vitamin C, acid hữu cơ, coumarin,…Cụ thể: 

  • Tanin: Là hợp chất có nhiều trong thực vật, bao gồm cả lá sen. Tác dụng của hoạt chất này là kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Vậy nên nó giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến nấm nứa, vi sinh vật, vi khuẩn… 
  • Nuxi Frin: Hợp chất này được sử dụng nhiều trong kem bôi ngoài da. Công cụ của hoạt chất này giúp ngăn khô da, làm mềm cho da và tăng thêm độ sáng mịn cho da. Đây cũng chính là thành phần có trong các loại thuốc chữa bệnh hăm tã cho trẻ nhỏ; tình trạng khô môi và chữa mụn rất tốt.
  • Roemerin: Trong lá sen, hợp chất này được đánh giá rất cao với tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa điều trị đông máu, sát trùng, trị hen suyễn giảm đau và chống loãng xương. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nghiên cứu rõ hơn về vấn đề hợp chất roemerin trong lá sen có thể chữa bệnh ung thư hay không.

Những tác dụng của lá sen bạn đã biết chưa?

Trong Y học cổ truyền, lá sen khô còn được gọi là hà điệp với tính bình, vị đắng nhẹ. Khi sử dụng vào những bài thuốc thì dược liệu này được quy vào 3 kinh là vị, tỳ và cam. Từ đó, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như chữa mất ngủ, an thần, hỗ trợ điều trị các vấn đề về đau mắt, gan nhiễm mỡ, chảy máu, sốt xuất huyết…

Dưới đây là những tác dụng của lá sen đối với sức khỏe con người mà bạn có thể tham khảo.

Lá sen có tác dụng bù nước, mất nước

Với những người thường xuyên bị tiêu chảy, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng phần lá sen non hoặc lá mới vẫn còn cuộn chưa mở ra. Sau đó đem rửa sạch, để ráo nước rồi éo hoặc xay nhuyễn chiết lấy nước uống rất tốt. Hoặc bạn cũng có thể thái lá nhỏ rồi trộn kết hợp với nhiều loại rau khác để ăn. Chỉ sau khoảng vài ngày là cơ thể hồi phục được nhanh chóng.

Lá sen có tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ

Nhắc đến công dụng an thần, chữa mất ngủ hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tim sen. Tuy nhiên, ít người biết rằng lá sen cũng có tác dụng này. Người bị mệt mỏi, căng thẳng do học tập, công việc trong thời gian ngắn cũng đem lại hiệu quả cao.

Uống nước lá sen giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi 

Uống nước lá sen giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Bài thuốc được thực hiện như sau: Dùng 15 gram lá sen khô, đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó sẽ thái nhỏ, phơi khô rồi dùng làm nước đun sôi để uống. Nhớ uống đều đặn và hàng ngày thì bài thuốc mới đem lại hiệu quả cao nhất nhé. 

Lá sen có tác dụng chữa đau mắt

Một trong những tác dụng rất tốt của lá sen đối với sức khỏe con người là bảo vệ mắt; hỗ trợ và điều trị các vấn đề về mắt. Vậy nên các chuyên gia thường khuyên dùng nước lá sen sắc uống giúp chữa bệnh hiệu quả. 

Bài thuốc như sau: Bạn sẽ chuẩn bị khoảng 15 gam lá sen, 10 gam trắc bá, kết hợp ngó sen, sinh địa và ngải cứu mỗi vị khoảng 10 gam. Đem nguyên liệu đi thái nhỏ rồi phơi khô và sắc uống hết ngay trong ngày. Liệu trình bạn sẽ sử dụng khoảng 2, 3 tuần khi thấy các triệu chứng đau mắt đã thuyên giảm. 

Lá sen giúp giảm cân, phòng béo phì

Lá sen có giảm cân được không? Hiện nay, lá sen được đánh giá một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả và an toàn. Sử dụng nước lá sen giúp cơ thể giữ được vóc dáng, ngăn ngừa tình trạng béo phì.

giảm béo bằng lá sen

Bạn đã biết cách giảm béo bằng lá sen chưa?

 Đồng thời, bổ sung dưỡng chất cần thiết vào cơ thể; ngăn ngừa những biến chứng gây bệnh khác như béo phì, mỡ máu… Vậy nên đây luôn là một bài thuốc giảm cân an toàn được nhiều chị em phụ nữ rỉ tai nhau. 

Lá sen có công dụng chữa máu hôi không ra hết sau sinh

Sau khi sinh sản phụ thường gặp tình trạng bị ra nhiều sản dịch. Đây là điều hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, sản dịch thường có mùi hôi khó chịu. Vậy nên bạn có thể kết hợp sử dụng nước lá sen khô uống để khắc phục được tình trạng này. 

Bài thuốc như sau: Bạn chuẩn bị lá sen khô khoảng 30 gam đem sao cho thơm rồi tán nhỏ uống với nước. Hoặc cũng có thể đem sắc lá với 300, 400 ml cho đến khi còn khoảng 70 ml rồi chiết ra chén uống hết ngay trong ngày. Trà sen dùng rất an toàn vậy nên các chị em cứ an tâm mà sử dụng nhé. 

Lá sen có công dụng thải độc gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Nghiên cứu từ các nhà khoa học đối với của những người mắc vấn đề về gan nhiễm mỡ, rối loạn mới trong máu hay dư thừa mỡ thì các hoạt chất chứa trong lá sen rất tốt trong việc kích thích quá trình đào thải đi độc tố. Lượng mỡ thừa trong máu sẽ được giảm bớt đáng kể. Từ đó hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa nhiều bệnh khác. 

Bên cạnh đó, trong đông y, người ta thường sử dụng lá sen để sắc thuốc chữa bệnh. Bằng cách sắc thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp thêm nhiều vị thuốc khác. Tùy vào mức độ bệnh thì liều lượng được khuyến cáo nên sử dụng khoảng 10 đến 39 gam là đủ, Trong dân gian, có rất nhiều bệnh mà lá sen chữa khỏi. Điển hình như lá sen chữa bệnh rối loạn mỡ máu, lá sen trị bệnh sốt xuất huyết; hay bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp từ lá sen cũng rất hiệu quả. 

Cách nấu nước lá sen tươi và lá sen khô

Lá sen có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Vậy nên để tiết kiệm chi phí bạn có thể tự tay pha trà lá sen nguyên chất theo đúng cách riêng của mình. Rất đơn giản, cách thực hiện mà bạn có thể tham khảo như sau:

Nấu nước lá sen sử dụng hàng ngày

Nấu nước lá sen sử dụng hàng ngày

Cách nấu nước lá sen tươi

Theo bí kíp cách nấu nước lá sen tươi, ngon bạn nên chọn những lá sen to, là lá bánh tẻ và dùng muối rửa thật sạch rồi để ráo nước. Sau đó, bạn sẽ thái nhỏ lá sen rồi cho vào hũ bảo quản trong tủ lạnh khoảng 10 ngày giúp hạn chế tình trạng bị ẩm mốc. Mỗi lần sử dụng sẽ dùng khoảng 4 gam pha với nước nóng để uống hằng ngày.

Cách pha trà lá sen khô thơm, ngon

Cách pha một ấm trà lá sen khô cũng khá đơn giản. Mỗi lần bạn sẽ dùng khoảng 5 đến 8 gam cho một ấm. Sau đó có thể pha thêm một nhánh quế hay hoa hồng để tạo thêm hương thơm đặc trưng. Mỗi ngày uống một tách trà sen vừa giúp thư giãn vừa đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. 

Nếu bạn là tín đồ của những món trà thì đây sẽ là món trà đem đến vô vàn lợi ích tốt cho sức khỏe. Một bí kíp nhỏ giúp trà đậm vị hơn, thâm hơn là bạn có thể cho thêm một ít nụ hồng sấy. Hoặc muốn trà lá sen có vị ngọt nhẹ, chua dịu thì bạn có thể cho thêm một vài lá cỏ ngọt và vài lát chanh khô. Ngoài ra, một ấm trà sen được pha chung kết hợp hạt muồng ngủ sao vàng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. 

Vậy uống nước lá sen như thế nào cho hiệu quả?

Lá sen đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng đúng sẽ không phát huy tác dụng. Thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi uống nước lá sen nhé.

Một số lưu ý bạn cần biết khi uống nước lá sen để phát huy hiệu quả

Một số lưu ý bạn cần biết khi uống nước lá sen để phát huy hiệu quả

  • Bạn cần chọn đúng loại sen ta dùng trong chữa bệnh; tránh tình trạng nhầm lẫn với loại lá sen quỳ sẽ không mang lại hiệu quả cao khi uống. 
  • Về việc pha chế, sử dụng trà lá sen thì trước nay dân gian ta vẫn thường hãm nước lá sen tươi hoặc khô với nước nóng để uống. Vậy nên chúng ta cần đảm bảo mua lá sen tươi, khô tại những cửa hàng uy tín. Hoặc tự thu hái thì chọn lá sen bánh tẻ, tránh mua lá già. 
  • Để tránh ảnh hưởng của lá sen đến quá trình tiêu hóa cơ thể, bạn nên uống nước lá sen trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn và hiệu quả cao. 

Những lưu ý khi sử dụng lá sen mà bạn cần biết

Lá sen là một vị thuốc với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên tương tự các vị thuốc khác trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn về liều dùng, bài thuốc cho phù hợp nhất. Những thông tin về dược liệu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không thay thế cho các chỉ dẫn chuyên môn.  

Khi dùng thảo dược dân gian này bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Chỉ nên uống trà lá sen khoảng 3,4 lần mỗi ngày. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu mà bạn có thể tăng tần suất sao cho phù hợp. Kết hợp lời khuyên từ các bác sĩ chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Người có thể hạn không nên uống nước sen sẽ dễ gây tình trạng mệt mỏi, mất ngủ. 
  • Những người huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai thì không nên uống nước lá sen. 
  • Chỉ uống nước lá sen trong ngày và không để qua đêm mới uống. 

Qua bài viết là những thông tin về lá sen, một số công dụng và bài thuốc từ vị thuốc dân giã này mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết là một nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc thêm kiến thức cần thiết trong cuộc sống! 

Bài viết liên quan