Tác dụng của lá bạc hà, Các bài thuốc chữa bệnh từ bạc hà

8 Tháng Ba, 2022 0 Tuong Nguyen

Lá bạc hà sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về cây bạc hà, đặc điểm, công dụng và cách trồng cây bạc hà ngay qua bài viết sau đây cùng Palda nhé!

Nội dung chính

Tìm hiểu về đặc điểm của cây bạc hà

Cây bạc hà chắc hẳn đã quá quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ việc  dùng trong chế biến đồ ăn, đồ uống hoặc ăn kèm thêm dưới dạng rau thơm. 

Cây bạc hà thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, trung bình kích thước của cây dao động từ 60cm đến 80cm. Tên khoa học của cây bạc hà là Mentha arvensis, họ Lamiaceae, có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia Châu Âu.

Tìm hiểu về cây bạc hà

Tìm hiểu về cây bạc hà

Thân bạc hà dạng mọc đứng, hơi bò và được phân thành nhiều nhánh nhỏ. Màu sắc của thân xanh đậm hoặc tím nhạt với rất nhiều lông ngắn. Bạc hà có mùi thơm dịu nhẹ, vị hơi cay mát. Phần lá bạc hà thon dài, kích thước trung bình từ 3 đến 5 cm. Chiều rộng của lá bạc hà từ 2 đến 3 cm. Trên mỗi mép lá sẽ có những răng cưa nhẹ nhưng không hề sắc nhọn hay gây tổn thương cho da khi chạm phải. Lá bạc hà có mùi thơm nhẹ và chứa rất nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe con người.  

Cuống cây bạc hà có độ dài trung bình từ 0.5cm đến 1cm. Cây sẽ ra hoa vào khoảng thời điểm từ tháng 7 cho đến tháng 10 hàng năm. Cánh hoa bạc hà nhỏ, mọc tập trung và kết thành những vòng hoa trông vô cùng đẹp mắt. Hoa bạc hà có màu tím, màu trắng, màu hồng tím hoặc màu hồng tùy theo từng loại. Hết mùa hoa sẽ đến mùa quả, quả bạc hà khá nhỏ và gồm có 4 hạt.

Phân loại cây bạc hà

Ngày nay, cây bạc hà được chia thành nhiều loại khác nhau. Kích thước, màu sắc và mùi hương cũng có sự khác biệt. Dưới đây là những loại cây bạc hà mà bạn có thể tham khảo thêm: 

Pennyroyal Mint (Cây bạc hà hăng)

Bạc hà hăng có mùi thơm khá nồng, thân cao khoảng 40cm. Lá cây có dạng hình quả trứng nhưng nhỏ có thêm răng cưa. Cây bạc hà hăng nở có màu tím nhạt, nhẹ nhàng trông rất đẹp mắt.

Cây bạc hà hăng Pennyroyal Mint

Cây bạc hà hăng Pennyroyal Mint

Cây bạc hà hăng thường được sử dụng để làm thuốc điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh cảm sốt, nhiễm trùng đường hô hấp dạng nhẹ hay kinh nguyệt phụ nữ không đều. Ngoài ra khi chó mèo có nhiều bọ chét cây bạc hà cũng có thể sử dụng để vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho chúng. 

Mentha Piperita (Cây Bạc hà Âu)

Cùng với bạc hà hăng, cây bạc hà âu cũng rất phổ biến hay còn được biết đến với tên gọi khác là Mentha Piperita.

Cây bạc hà Âu Mentha Piperita

Cây bạc hà Âu Mentha Piperita

Cây bạc hà âu được nhiều người yêu thích, cũng dễ ăn mà chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe. Phần lá bạc hà âu khá dài, nhỏ và có hình giống răng cưa. Loại bạc hà này được sử dụng nhiều hơn cả để pha trà, làm thuốc hay làm kẹo nhai singum.  

Bạc hà gừng (Ginger Mint7)

Bạc hà gừng hay tên gọi tiếng Anh là Ginger Mint7. Đây là loại bạc hà được lai giống từ cây bạc hà Á Mentha Arvensis và Mentha Spicata. Cây khi trưởng thành lá bạc hà sẽ mọc xen kẽ, có màu xanh đậm, mùi thơm nhẹ thoang thoảng giống mùi gừng.

Cây bạc hà gừng Ginger mint

Cây bạc hà gừng Ginger mint

Chiều cao trung bình của cây bạc hà Ginger Mint7 khoảng 40cm. Bạc hà gừng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn với công dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại bạc hà này cũng được nhiều gia đình sử dụng để xua đuổi ruồi, muỗi bởi mùi thơm dịu nhẹ của chúng.

Bạc hà mèo Catmint

So với những loại kể trên, bạc hà mèo Catmint ít phổ biến hơn. Tuy nhiên chúng vẫn chứa tinh chất tốt cho sức khỏe con người.

Bạc hà mèo Catmint

Bạc hà mèo Catmint

Bạc hà mèo Catmint có thể được dùng trong nấu ăn, mùi thơm nhẹ nhàng có khả năng giúp kích thích hưng phấn cho các loại chó mèo. 

Bạc hà táo – Apple Mint

Đúng như tên gọi, loại bạc hà này có mùi hương nhẹ của táo. Thân bạc hà táo có chiều cao khoảng 30cm, lá hình trứng và hay bị nhầm lẫn với lá bạc hà hăng. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ sẽ nhìn thấy trên lá có phủ thêm một lớp lông nhẹ. Hơn nữa các nếp nhăn trên lá bạc hà táo cũng sẽ ít hơn hẳn so với những loại khác.

Mentha Longifolia

 Mentha Longifolia là loại bạc hà cũng rất đặc biệt với mùi thơm tinh tế, nhẹ hàng cũng không hăng hay gây cảm giác khó chịu với người dùng. Lá cây Mentha Longifolia màu xanh đậm, bao quanh có rất nhiều răng cưa. Phần trên lá có phủ thêm một lớp lông màu bạc nhẹ khi quan sát kỹ chúng ta mới nhìn thấy. Mentha Longifolia vì thế mà thường được dùng để làm gia vị cho món ăn thêm thơm ngon hơn. 

Chocolate Mint

Cây bạc hà Chocolate Mint

Cây bạc hà Chocolate Mint

Chocolate Mint là loại bạc hà được lai bởi giống Mentha và Piperita nên mùi thơm tương đối dễ chịu dễ chịu. Hình dạng lá Chocolate Mint là hình trứng, màu xanh nhẹ. Lá Chocolate Mint được nhiều bà nội trợ rất thích sử dụng để làm đồ uống hay làm bánh. 

Những tác dụng tuyệt với của lá bạc hà bạn có biết? 

Bạc hà chứa rất nhiều thành phần có công dụng tuyệt vời như thải độc cho cơ thể, giúp làm đẹp da, giảm cân, làm gia trị cho các món ăn, thức uống, món bánh, làm nước detox cơ thể, chữa ho, chữa đau dạ dày hay xua đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi..

Tác dụng tuyệt vời của một cốc nước bạc hà bạn đã biết chưa?

Tác dụng tuyệt vời của một cốc nước bạc hà bạn đã biết chưa?

Theo trang thaythuocvietnam.vn – trang chuyên về tin tri thức sức khỏe và cung cấp kiến thức y khoa của Hội Nội khoa Việt Nam, cho biết sở hữu hàm lượng tinh dầu chứa từ 1 đến 3% gồm menthol, limonene, pulegon,…. nên lá bạc hà có những công dụng dưới đây:

Trên thực nghiệm

Cây bạc hà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: Kích thích cho tuyến mồ hôi hoạt động, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa và giải độc cực kỳ  hiệu quả. Bạc hà tăng tiết mật, thúc ban sởi mọc, chỉ tả.  Bạc hà thường được dùng để điều trị các vấn đề về ho, cảm mạo.

Bạc hà chữa chứng đầy hơi và khó tiêu

Thông tin từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMM) đã chỉ ra một nghiên cứu rằng các hoạt chất trong lá bạc hà có khả năng giúp làm giảm dịu cơ bụng và làm tăng tốc độ lưu thông dịch mật. Từ đó giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng về đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, cây bạc hà cũng có tác dụng rất tốt giúp làm giảm đau và dịu bớt những cơn khó chịu do chướng bụng và đầy hơi. 

Giảm những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (gọi tắt là hội chứng IBS)

Các nghiên cứu đã được chứng minh về tinh dầu bạc hà cũng vô cùng hiệu quả trong việc điều trị cho những người thường trải qua các cơn khó chịu, cơn đau ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây nên. 

Cụ thể, trong một thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS khi được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) mỗi ngày hai lần trong vòng 4 tuần. Kết quả đã cho thấy  tình trạng bệnh có sự cải thiện đáng kể, giúp giảm bớt tối thiểu đến 50% tổng thể những triệu chứng chung của bệnh IBS. 

Ngăn ngừa  tình trạng loét dạ dày

Trong một nghiên cứu khác ở động vật, menthol trong bạc hà đã được chứng minh hiệu quả giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. 

Bạc hà giúp giảm triệu chứng khó chịu, đầy hơi, mẩn ngứa

Vậy nên, chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do thường xuyên sử dụng chất giảm đau hoặc do uống nhiều rượu bia hay các tác nhân khác.  nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hay các tác nhân khác gây ra.

Làm dịu kích ứng, giúp giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên da

Tinh dầu chiết xuất từ lá bạc hà được sử dụng rộng rãi trong việc làm dịu kích ứng và khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ bị ngứa trên da. Tuy nhiên bạn cũng cần pha loãng nó với một số loại tinh dầu nền như dầu ô liu hay dầu dừa trước khi bôi lên da.

Lưu ý: Trước khi sử dụng trên diện rộng, bạn hãy thoa một ít tinh dầu ra cổ tay để chắc chắn rằng mình không bị dị ứng với bất kể thành phần nào của tinh dầu bạc hà nhé. 

Chữa cảm cúm, cảm lạnh cực kỳ hiệu quả 

Cây bạc hà có tác dụng rất tốt giúp làm co các màng sưng trong mũi, qua đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng như khó thở, nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Bên cạnh đó, menthol – thành phần hóa học chính trong lá bạc hà còn giúp kháng khuẩn, làm lỏng dịch nhầy trong phổi, giúp giảm ho hiệu quả.

Giảm mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bạc hà có chứa thành phần giúp hỗ trợ giảm đau tương tự như các thuốc Tylenol hoặc Paracetamol. Nó giúp làm giảm các triệu chứng về đau đầu do căng thẳng, stress khi được thoa lên trán kết hợp cùng massage. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lọ tinh dầu bạc hà để gần mũi và hít thật sâu giúp xoa dịu thần kinh. 

Bảo vệ sức khỏe cho răng miệng

Nhờ có đặc tính diệt khuẩn, kháng nấm mà bạc hà còn rất hữu ích cho những người đang gặp các vấn đề về sâu răng, bị hôi miệng hay nhiễm trùng nướu… 

Lưu ý: Bạn có thể pha khoảng 2 đến 3 giọt tinh dầu bạc hà vào trong ly nước ấm. Dùng nước này súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ giảm các vấn đề về bệnh răng miệng.

Cây bạc hà giúp giảm buồn nôn và nôn sau hóa trị ung thư

Ói mửa và buồn là một trong những tác dụng phụ mà gần như những bệnh nhân được hóa trị đều phải đối mặt. Một nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí E-cancer medical science cho thấy nhờ hít tinh dầu bạc hà có thể giúp người bệnh giảm bớt đi những triệu chứng rất khó chịu này.

Thúc đẩy chữa lành, điều trị các vết thương

Tinh dầu trong vị thuốc bạc hà đã được các chuyên gia chứng minh là có tác dụng rất tốt chống lại 4 chủng vi khuẩn khác nhau. Trong đó có một loại đã kháng lại được cả kháng sinh. Ngoài ra, nó còn kích thích cả những nguyên bào sợi phát triển thúc đẩy tổn thương nhanh chóng được chữa lành.

Cây bạc hà và cây húng lủi có phải cùng là một cây không?

Thực tế, cây bạc hà và cây húng lủi là hai loại khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều thuộc chi bạc hà danh pháp Menta, họ Hoa môi Lamiaceae.

Phân biệt cây bạc hà và cây húng lủi

Phân biệt cây bạc hà và cây húng lủi

Tên khoa học của cây bạc hà là Mentha arvensis, còn cây húng lủi tên khoa học là Mentha Aquatica. Hai loại rau này tuy có phần đặc điểm bên ngoài tương đối giống nhau nhưng có mùi vị và công dụng thì hoàn toàn khác nhau.  

Những cách phân biệt  cây bạc hà và húng lủi

Nhận biết dựa vào hình dạng của cây cây

Thân cây bạc hà trung bình cao khoảng từ 60 – 80 cm, thân cây thẳng đứng, thân vuông và có thêm lông ngắn mọc quanh thân. Còn cây húng lủi mọc hoang dã, sức sống khỏe và có rễ chùm mọc dưới đất hoặc ở ngang thân.

Nhận biết cây dựa vào hình của lá cây

Cây bạc hà có lá mọc đối xứng và hình thon dài, dài khoảng 3 đến 5 cm, rộng 2 đến 3 cm, cuống dài 0.5 đến 1cm, mép lá có những răng cưa, trên lá có thêm lông tơ nhỏ. Ngoài ra cây sẽ có hoa mọc ra từ nách lá, màu trắng, tím hoặc màu hồng nhạt, cánh hoa có hình môi.Còn cây húng lủi thì có lá nhỏ hơn lá bạc hà, thuôn dài và mép lá có răng cưa.

Nhận biết bằng mùi vị

Bạc hà có mùi thơm nhẹ mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống vị Sing Gum Doublemint mà ta vẫn thường ăn. Còn húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay  chứ không the cay mạnh đặc sắc như cây bạc hà.

Một số cách chữa bệnh từ cây bạc hà

Dưới đây là những cách chữa bệnh từ lá cây bạc hà mà bạn có thể tham khảo nhé.

Bạn đã biết những bài thuốc chữa bệnh nào từ lá bạc hà chưa?

Bạn đã biết những bài thuốc chữa bệnh nào từ lá bạc hà chưa?

Bạc hà giúp làm sạch xoang mũi

Vì trong bạc hà có chứa nhiều nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid – có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn và những chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm. Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi pha thêm với một cốc nước sôi và xông hơi trực tiếp giúp làm sạch và thông xoang mũi rất tốt. 

Bạc hà giúp chống say xe

Bạc hà giúp chống say xe rất hiệu quả, bằng cách bạn sẽ sử dụng khoảng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay rồi hít. Hoặc uống thêm một cốc trà bạc hà nóng giúp tránh cảm giác bị buồn nôn.

Bạc hà có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả

Trồng cây bạc hà trong nhà hoặc bạn pha loãng tinh dầu bạc hà cùng nước để phun cũng giúp xua đuổi các loại côn trùng hiệu quả. Hoặc bạn có thể cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi giúp khử sạch mùi hôi. 

Bạc hà có tác dụng trị hôi miệng

Rất hiệu quả, bạn dùng 1 nắm lá bạc hà rửa thật sạch rồi nhai trực tiếp trong vài phút tiếp đó nhổ bỏ, sau đó súc miệng bằng nước sạch hoặc uống 1 cốc trà bạc hà nóng sau khi ăn. Hương bạc hà thơm mát sẽ vẫn còn đọng lại trong khoang miệng có tác dụng sát khuẩn cũng như khử đi mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả.

Bạc hà giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng

Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tinh dầu bạc hà có mùi cay nồng và hương thơm vô cùng mạnh mẽ, giúp làm giảm đau và làm dịu mệt mỏi, căng thẳng, giảm tình trạng stress. Vậy nên, bạn có thể uống một ly trà bạc hà vào ban đêm giúp giảm đau đầu, căng thẳng và cũng dễ ngủ hơn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây bạc hà ngay tại nhà

Cách trồng cây bạc hà cũng cực kỳ đơn giản mà bạn có thể tự mình trồng để thuận tiện sử dụng chúng trong những trường hợp cần thiết. Cụ thể như:

Bạn có thể tự mình trồng những chậu cây bạc hà

Bạn có thể tự mình trồng những chậu cây bạc hà

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng cây bạc hà

Bạn có thể tận dụng những bao xi măng, khay, chậu hay thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống ở vườn để trồng những cây bạc hà. Chú ý,ở phần dưới đây kha bạn sẽ đục lỗ giúp cho quá trình thoát nước dễ dàng nhé.  

Đất trồng cây bạc hà

Bạc hà rất dễ trồng mà bạn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt hay đất xám.. Tuy nhiên, cây bạc hà sẽ phát triển tốt hơn khi được trồng trong đất không bị nhiễm phèn, đất mặn và thoát nước tốt. 

Bạn có thể mua đất đã có sẵn hoặc tiến hành trộn đất kết hợp với phân bò hoai mục, hoặc phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, mùn hữu cơ, than bùn… Tốt nhất, bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải khoảng 7 đến 10 ngày trước trồng giúp xử lý những mầm bệnh đang có trong đất.

Về giống cây bạc hà

Trên thị trường, hiện nay có nhiều giống cây bạc hà như bạc hà Âu, bạc hà Pháp, bạc hà chanh… Tùy vào điều kiện, sở thích mà bạn có thể chọn giống cho phù hợp nhất. 

Bạc hà thường được trồng bằng cành hoặc thân đều được. Cụ thể, bạn sẽ cắt cành và thân thành từng đoạn dài từ 10 đến 15cm, có khoảng 3 đến 4 mắt nhé. 

Trồng cây bạc hà

Sau khi đất được làm kỹ, bạn tiến hành lên luống, bón phân lót cũng như rạch từng hàng cách nhau khoảng 20 cm và sâu 10 cm. 

Tiếp đó, đặt nghiêng đoạn hom xuống các rãnh cách nhau 20cm, lấp đất kín đến 2/3 hom, nén nhẹ cho hom tiếp xúc với độ ẩm của đất thuận lợi để nảy mầm.

Sau khi trồng, hàng ngày bạn nhớ tưới ẩm theo từng hàng. Sau khoảng 5 đến 7 ngày đoạn thân sẽ mọc thành cây lên khỏi mặt đất.

Thu hoạch

Sau khi trồng cây bạc hà khoảng 4 đến 5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa đã nở rộ thì thu hoạch. Sau khoảng 2 tháng thân cành đã phát triển mạnh, bạn có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 sẽ được thu hoạch sau đấy khoảng 3 tháng.

Bạn nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo, vào buổi sáng khi  đã ráo sương, dùng dao sắc để cắt phần thân cành có lá, để từng nắm nhỏ tại nơi râm mát.

Trồng cây bạc hà trong nước

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng bạc hà trong nước. Cách làm này sẽ thích hợp hơn để bạn để trong nhà, đặt trên bàn học hay bàn làm việc với những tác dụng tuyệt vời mà chúng ta đã tìm hiểu phía trên. 

Cách trồng bạc hà trong nước rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt đoạn thân bạc hà dài khoảng 10 đến 15cm từ cây bạc hà gốc. Ngắt bỏ đi những lá phía dưới rồi đặt hom trong một chai hoặc một ly nước đầy. Giữ chai ở một nơi thoáng đãng, mát mẻ và nhận được ánh sáng gián tiếp (cụ thể là ánh sáng đèn). Mỗi ngày, hãy thay nước thường xuyên nhé. Đoạn thân bạn cắt sẽ phát triển thêm một vài lá và kéo dài trong nhiều ngày, sau đó bạn có thể tiếp tục trồng nó trong một thùng đầy đất hoặc sử dụng cây bạc hà theo nhu cầu của mình. 

Qua bài viết là những thông tin về cây bạc hà cũng như tác dụng của lá bạc hà đối với sức khỏe con người. Hy vọng rằng, bài viết đem đến những thông tin bổ ích cho bạn khi tìm hiểu về một loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống. 

Bài viết liên quan