Hoa sơn trà: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

2 Tháng Ba, 2022 0 Tuong Nguyen

Hoa sơn trà sở hữu vẻ đẹp rất riêng và nghe đến cái tên thôi đã cảm thấy là lại. Và với sự đa dạng các màu sắc của hoa sơn trà thì bạn có thể dễ dàng kết hợp để tạo thành món quà ý nghĩa với đúng thông điệp gửi tặng bạn bè và người thân của mình. 

Hãy cùng Palda khám phá về những bông hoa sơn trà, đặc điểm, nguồn gốc ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc hoa sơn trà thế nào nhé! 

Giới thiệu về hoa sơn trà – Đặc điểm và nguồn gốc

Hoa sơn trà hay còn được biết đến với rất nhiều các tên gọi khác nhau như cây táo gai, đào gai… Hoa sơn trà nằm trong họ hoa hồng, cây bụi và thân gỗ. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng sẽ có một vài nét tương đồng với loài hoa hồng.

Hoa sơn trà màu đỏ

Hoa sơn trà màu đỏ gần giống với hoa hồng

Hoa sơn trà có nguồn gốc từ những vùng đất thuộc kiểu khí hậu lạnh ở Bắc bán cầu. Chiều cao trung bình của cây sơn trà khoảng 15m, nhiều cành lá xum xuê. Lá cây sơn trà có màu xanh mơn mởn, mát mắt và trông khá giống với lá táo.

Ngoài ra, cũng vì cho quả giống quả táo nên sơn trà còn được gọi là cây táo gai. Về hoa sơn trà khi nở sẽ xòe cánh tròn đầy, nở đày đặt và đối xứng nhau trông rất đẹp mặt.

Công dụng của hoa sơn trà trong đời sống

Tương tự như những loài hoa khác ngoài giúp tô điểm thêm cho không gian sống, hoa sơn trà còn có những công dụng đặc biệt trong đời sống.

Công dụng của hoa sơn trà bạn biết chưa?

Công dụng của hoa sơn trà bạn biết chưa?

Cụ thể, hoa sơn trà còn được ứng dụng là thành phần pha chế nhiều sản phẩm tốt cho sức khỏe của con người. Điển hình là từ thời xa xưa trước đó, các vị hoàng đế Trung Quốc đã sử dụng nước của bông hoa sơn trà trong nước uống mỗi ngày. Những tách trà vừa có mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ vừa có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh vô cùng hiệu quả. 

Hơn nữa, hoa sơn trà còn được chiết, ép trực tiếp ra để làm ra dầu trà. Đây cũng là một loại dầu trong nấu ăn mà người Trung Hoa rất yêu thích. Và cho đến này, dầu hoa sơn trà vẫn được sử dụng rất phổ biến và là trong những loại gia vị không thể thiếu góp phần quan trọng trong ẩm thực Trung Hoa. 

Đặc biệt, các thành phần của hoa sơn trà còn có góp mặt trong một số bài thuốc rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, hen suyễn hay các vấn đề về tim mạch.

Khi nào nên tặng hoa sơn trà?

Một trong những điểm nổi bật của hoa sơn trà là màu sắc của hoa cực kỳ đa dạng. Chính vì thế, mỗi màu sắc hoa sơn trà sẽ đại diện cho những ý nghĩa khác nhau và đương nhiên sẽ thích hợp cho từng mục đích riêng. Chẳng hạn như:

Hoa sơn trà hồng thể hiện khát khao, đam mê cháy bỏng

Hoa sơn trà hồng thể hiện khát khao, đam mê cháy bỏng

  • Hoa sơn trà trắng: Đại diện cho sự thuần khiết, tang thương và tình mẫu tử, phù hợp để làm món quà thay cho lời nói “con cám ơn mẹ vì tất cả” trong những ngày lễ dành cho phụ nữ như ngày 8.3 hay ngay 20.10.
  • Hoa sơn trà hồng: Thể hiện ý nghĩa của sự khát khao, đam mê và ước muốn cháy bỏng.
  • Hoa sơn trà đỏ: Thể hiện, khơi gợi niềm đam mê và khát vọng cháy bỏng.

Đặc biệt, những bó hoa sơn trà đỏ kết hợp màu hồng mang ý nghĩa thể hiện cho một tình cảm chân thành, lãng mạn nhất gửi đến người ấy của mình.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa sơn trà

Nhìn chung, cả quá trình trồng, chăm sóc hoa sơn trà cũng không quá phức tạp. Nếu muốn tự tay trồng những cây hoa sơn trà, bạn có thể tham khảo những bước như sau:

Cách trồng hoa sơn trà không quá phức tạp bạn nhé

Cách trồng hoa sơn trà không quá phức tạp bạn nhé

Chuẩn bị đất trồng hoa sơn trà

Đất để trồng hoa sơn trà cần phải đảm bảo được các yếu tố tơi xốp, không bết dính, độ ẩm và dinh dưỡng. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn đất thịt hoặc bùn đất ở ao hồ.

Để đảm bảo có độ ẩm, chất dinh dưỡng bạn có thể trộn thêm mùn trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng nhé. Ngoài ra, nếu bầu ươm hay trồng chậu bạn cũng cần phải làm lỗ thoát nước đầy đủ, tránh trường hợp cây bị ngập úng nhé. 

Nhân giống và trồng cây hoa sơn trà

Bạn có thể nhân giống cây sơn trà bằng hạt. Tuy nhiên, giâm cành vẫn là phương pháp đơn giản và cũng hiệu quả hơn.

Bông hoa sơn trà

Bông hoa sơn trà

Cách thực hiện không quá phức tạp như sau: Từ cây sơn trà mẹ to khỏe, bạn sẽ chọn ra cành bánh tẻ nào không bị sâu bệnh, sau đó dùng dao cắt một đoạn ngắn khoảng 10 đến 15cm.

Ngâm cành vừa cắt đó vào trong dung dịch kích rễ khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó cắm cành giâm vào phần bầu đất đã được chuẩn bị từ trước. Tưới nước bằng vòi sen nhỏ giúp duy trì độ ẩm và làm thêm lưới che để tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp.

Tiếp tục chăm sóc cho cành khoảng 10 ngày cho đến khi bén rễ và sinh trưởng tốt. Bạn sẽ tiếp tục chăm cây cho đến khi đạt chiều cao khoảng 20 đến 25cm là có thể tách ra trồng riêng.  

Khi trồng sơn trà bạn nhớ đào hố trồng phải có kích thước lớn hơn bầu ươm, xé bầu rồi đặt cây xuống, lấp đất và tưới nước cho cây nhé.

Vị trí trồng cây cần phải đảm bảo không được sát tường cũng như không có nắng gắt. Nếu không thì bạn cần dựng giàn che cho đầy đủ nhé. 

Tưới nước cho cây sơn trà

Sơn trà là cây khá ưa nước. Vậy nên bạn cần duy trì độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên cho cây, ít nhất 3 lần mỗi tuần và thời điểm tốt nhất là vào mỗi buổi snags sớm và chiều tối. 

Tuy nhiên, cây sơn trà chịu úng rất kém, do đó mỗi lần tưới bạn nên đảm bảo đất vừa đủ ấm, không tưới nhiều bởi không kịp thoát nước sẽ gây úng rễ nhé.

Bón phân

Đối với cây sơn trà, tốt nhất tần suất bạn nên bón phân là 2 tháng một lần. Bạn có thể sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau như phân NPK, phân vi sinh hay phân chuồng hoại mục đều được nhé. 

Khi bón cho cây, bạn nên pha loãng phân với nước rồi tưới trực tiếp luôn vào gốc vừa giúp dễ hấp thu vừa không tạo điều kiện cho sâu bệnh trên lá.

Trên đây là một số thông tin về hoa sơn trà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đem đến thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn về loài hoa xinh đẹp này. Bạn có thích loài hoa này không? Đừng quên áp dụng những chia sẻ vô cùng bổ ích về cách trồng, chăm sóc mà Palda chia sẻ để tự tay trồng những bông hoa sơn trà xinh đẹp nhất nhé! 

Bài viết liên quan