Hiệp sĩ John Tenniel: Tiểu sử cuộc đời & các tác phẩm nổi bật

17 Tháng Tư, 2021 0 thanh12

Ngày 22/2/2020 google đổi giao diện doodle để kỷ niệm 200 năm ngày sinh hiệp sĩ John Tenniel. Ông được biết đến là nghệ sĩ châm biếm và họa sĩ minh họa đến từ xứ sở sương mù nước Anh. Những cống hiến của hiệp sĩ mang lại cho nền nghệ thuật nước nhà và quốc tế ra sao thì mời bạn đọc cùng dõi theo nhé!.

Vài nét về cuộc đời hiệp sĩ John Tenniel

Hiệp sĩ John Tenniel

Hiệp sĩ John Tenniel nổi tiếng khắp thế giới

John Tenniel sinh ngày 28/2/1820 và mất ngày 25/2/1914 tại London, Anh. Ông được biết đến là nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa cho tạp chí Punch trong 50 năm. Ngoài ra các tác phẩm làm nên tên tuổi của ông đó là Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên (1865) và Qua kính nhìn, và Alice tìm thấy gì ở đó (1871).

Năm 1836 đánh dấu mốc ông gửi bức vẽ đầu tiên của mình đến triển lãm của hội nghệ sĩ người Anh. Năm 1850 Tenniel được mời kế nhiệm Richard Doyle với tư cách là họa sĩ truyện tranh. Một thời gian sau đó ông được tiếp quản hoàn toàn các bản vẽ hàng tuần về chính trị. 

Tenniel đã minh họa chính cuộc đời mình bằng rất nhiều cuốn sách. Minh họa của hiệp sĩ thể hiện trí tưởng tượng của trẻ em và người lớn qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay. 

Những bức vẽ của ông cho Alice’s Adventure in Wonderland rất tinh tế và rất hợp văn phong của Lewis Carroll. Chính những minh họa đó đã xưng danh cho ông ra cả quốc tế. Tác phẩm của ông sẽ sống mãi theo thời gian. 

Tuy vậy đời sống cá nhân của ông lại rất cô độc, vì vợ mất chỉ sau 2 năm kết hôn. Ông được phong tước hiệp sĩ năm 1893 cho những đóng góp xuất sắc về nghệ thuật và về hưu năm 1901. 

Một số cuốn sách ghi danh tên tuổi của hiệp sĩ John Tenniel

Cuốn sách cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ Sở Thần Tiên

Cuốn sách cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ Sở Thần Tiên được bán rất chạy

John Tenniel được biết đến với tác phẩm trong Punch và minh họa cho Alice’s Adventure in Wonderland được dịch ra là cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên.

Cuốn sách này được xuất bản năm 1865 với 92 bức tranh, là một tác phẩm nổi tiếng kinh điển đánh dấu sự nghiệp của vị hiệp sĩ.

Câu chuyện này sẽ đưa các bé đến một thế giới thần tiên đẹp tuyệt. Thế giới này được thống trị bởi đức vua và vị hoàng hậu kỳ lạ. Họ được canh gác bởi quân lính là những lá bài biết nói.

  • Tóm tắt nội dung câu chuyện

Cô bé Alice đã có một cuộc phiêu lưu đến xứ sở diệu kỳ. Tại đây cô bé thường xuyên bị biến thành khổng lồ, rồi lại bị thu nhỏ thành người tí hon. Nhân vật được gặp những người bạn rất lạ như chú thỏ trắng và chiếc đồng hồ quả quýt. Cô gặp những bông hoa biết nói, chú sâu bướm hút thuốc và con mèo kỳ lạ với cái miệng luôn cười sặc sụa không ngớt.

Qua câu chuyện này bé sẽ được thỏa sức tưởng tượng và phát huy khả năng sáng tạo. Chúng giúp bé thêm yêu văn học và những sắc màu cổ tích.

  • Câu chuyện mang lại điều gì?

Các bạn có thể ghi âm và quay video tự kể lại câu chuyện bằng giọng đọc riêng của mình. Chúng ta hãy chia sẻ nhanh chóng đoạn video đáng yêu qua facebook, twitter, youtube, email, drop box đó đến người thân, bạn bè.

Với giọng kể hấp dẫn và nhân vật được lồng tiếng sinh động. 

Cuốn sách được thiết kế màu sắc rực rỡ, đẹp mắt, trau chuốt từng chi tiết nhỏ. 

Các phiên bản chuyện có mang âm thanh, nhạc nền sống động, được tương tác tạo ra các hiệu ứng phép thuật độc đáo.

Người đọc có thể tối ưu hóa các tính năng cài đặt: độ sáng, điều chỉnh âm lượng, tự động chuyển trang, ẩn hiện và lựa chọn màu chữ đem lại sự chủ động và tiện dụng nhất cho mình.

Có thể nói trong cuộc phiêu lưu của mình, Alice đã thay đổi rất nhiều từ ngoại hình tới độ tuổi từ khi nếm cốc nước có chữ  “uống tôi đi” và trở nên khổng lồ hay ăn chiếc bánh có chữ “ăn tôi đi” rồi trở thành thiếu nữ sau đó.

Tuy nhiên bằng tư duy khác lạ của mình Tenniel đã không thay đổi khuôn mặt của cô. Hơn nữa Tenniel còn tạo nhiều chi tiết khác bằng với sự am hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng của mình.

Câu chuyện cổ tích “Alice ở xứ sở thần tiên” được kết thúc ở đây. Cuốn sách này đã được viết cách đây khoảng một thế kỷ rưỡi, nhưng không mất đi sự liên quan của nó cho đến ngày nay. Đây vẫn là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất dành cho trẻ em.

Cuốn sách Alice ở xứ sở trong gương 1872

Cuốn sách Alice ở xứ sở trong gương 1872 đặc biệt được ưa thích

Sau 6 năm kể từ khi ra đời cuốn sách “Alice ở xứ sở thần tiên” đã chiếm được cảm tình lớn từ phía độc giả thì cuốn “Alice ở xứ sở trong gương” ra đời năm 1872.

  • Nội dung câu chuyện

Một lần nữa Alice lại vào vai một thiếu nữ trẻ tuổi mơ mộng sống ở London dưới thời nữ hoàng Victoria. Nghe chị đọc truyện, Alice cảm thấy mệt mỏi và ngủ quên. Chỉ vừa với nhắm mắt lại, cô bé đã thấy một chú thỏ trắng hối hả chạy ngang qua vừa nhìn vào đồng hồ bỏ túi vừa lẩm nhẩm một mình. Cô bé nghĩ bụng, thật là kì lạ vì thấy một chú thỏ nói chuyện với chiếc đồng hồ bỏ túi. Và rồi cô bé rơi xuống, như rơi xuống sâu thẳm Trái Đất vậy. Nhưng khi Alice rơi bịch xuống, cũng vừa lúc Thỏ Trắng biến mất sau một cánh cửa nhỏ xíu dẫn ra một vườn hoa tuyệt đẹp. Tuy nhiên cô không thể nào chui lọt được. Sau đó nàng tiếp tục ăn cái bánh “ăn tôi đi” và thầm nghĩ nếu nó làm mình nhỏ hơn, sẽ chui qua được cánh cửa. Ngược lại thì cô cũng sẽ với được cái chìa khoá.

Ăn xong miếng bánh làm Alice cao đến nỗi đầu cô đụng trúng trần nhà. Không biết phải làm thế nào, cô lại bật khóc và nước mắt chảy thành suối. Thỏ trắng chạy tới và thấy cô đang hoảng loạn nên làm rớt lại đôi găng tay cùng cái quạt. Alice quạt thử và trở lại như trước, rồi bơi trong suối nước và gặp một chú chuột cũng đang bơi. Dòng nước bắt đầu đầy thú vật và chim chóc bị lũ cuốn đi. Tất cả động vật phải bơi để sống sót. Khi nước đã rút đi, chú Thỏ Trắng quay trở lại ra lệnh cho Alice lấy cho chú đôi găng tay và chiếc quạt đã làm rơi trước đó. Cô bé nhìn thấy một cái chai trong phòng và lại uống. Ngay lập căn phòng dường như không thể chứa nổi người cô vì lớn như thổi. Tiếp đó có người ném một nắm sỏi vào phòng, mấy viên sỏi biến luôn thành những chiếc kẹo rất là ngon. Vì thế Alice ăn luôn rồi người lại trở về thành tí hon.

Sau khi được gặp con sâu huênh hoang bảo rằng nếu cô bé muốn thay đổi vóc dáng cho thật to lớn thì hãy ăn cây nấm mà sâu đang đứng. Chỉ vừa nếm thử một bên thân nấm cô cao vọt lên tận ngọn cây. Thật ngạc nhiên khi tiếp tục cắn một kia một cái thì cô lại trở lại vóc dáng như ban đầu.

Cuốn sách được chuyển thể thành phim với nhiều hình ảnh 3D sắc nét

Đến đây cô tự hỏi “mình sẽ phải đi đường nào bây giờ?”. Mấy tấm biển chỉ đường chỉ loạn các hướng do vậy chẳng giúp cô bé được gì cả. Bỗng từ trên cao có tiếng con mèo nhăn nhỏe toe toét nói vọng xuống rất to “nếu muốn tìm Thỏ Trắng, hãy đi hỏi lão bán mũ điên, ông ấy sống ở dưới đó nha”. Và rồi Alice đã tìm thấy người bán mũ điên và thỏ rừng đang dùng tiệc cùng bà quận chúa. Cạnh đó còn có một chú mèo có điệu cười nham nhở khó ưa. Cô cũng vào tham dự một lúc và cảm thấy đó là bữa tiệc nhàm chán nhất mà mình từng biết. Tiếp theo cô đến một cánh cửa trên cây, bước vào và thấy mình trở lại con đường đã đi lúc đầu. Lúc này cô bé mở cửa ăn nấm và ngắm vườn hoa tỏa mùi ngát hương.

Chỉ vì hoàng hậu không thích hoa hồng bạch mà trong vườn có tận 3 người làm đang sơn màu đỏ lên hoa. Lúc này một phiên tòa lố bịch diễn ra gồm có vua hoàng hậu và những nhân chứng. 

Quan tòa là ông Hoàng K cơ. Rất nhiều nhân chứng bị gọi ra, nhưng đều khai không đúng. Trong lúc chứng kiến phiên tòa điên rồ, cô vô tình nhấm nháp miếng nấm còn lại, bỗng người cao lên, đầu đụng phải mái điện. Ngay lập tức đức vua cho gọi cô vào làm nhân chứng mặc dù không hề có liên quan.

Và cô được nhà vua ra lệnh cho đi khỏi ngay vì quá cao theo luật. Alice phân trần rằng chỉ đi sau khi nghe tuyên án. Tiếp đến vị vua và hoàng hậu thi nhau phán những điều lố bịch, khiến Alice rất căm ghét. Lúc này bà Hoàng ra lệnh cho lũ quân hầu chém đầu cô ngay tức khắc nhưng bị kháng cự. Cô gọi lũ vua chúa là một cỗ bài không có trật tự phép tắc, đồng thời cả triều đình biến thành bộ bài lao thẳng tới mặt cô bé. Lúc này cô mới tỉnh giấc và biết mình đang nằm mơ giấc mơ đẹp và kỳ lạ. Câu chuyện đến đây là hết.

Sự thành công từ những phiên bản hoạt hình đã tạo nên hàng loạt nhân vật sống động cùng các câu chuyện của họ trong thế giới kỳ ảo. Chính những cuốn sách của  John Tenniel đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc ra đời. Chúng có sức ảnh hưởng lớn đối với nền văn học, nghệ thuật, âm nhạc.

Trên đây là 2 cuốn sách khá nổi tiếng ghi lại dấu ấn về người nghệ sĩ John Tenniel tài ba. Ngoài ra tác giả còn rất nhiều cuốn như: tác phẩm “Punch”, trận đấu không cân sức,…

Điều gì khiến những bức họa của hiệp sĩ John Tenniel đặc biệt và thu hút?

Phong cách vẽ của Tenniel rất đặc biệt

  • Logic phía sau những bức minh họa của Tenniel đầu tiên chính là phong cách vẽ dựa theo văn bia Nazarene của Đức mà ông đã tự học được. Đây cũng là phong cách vẽ nền đậm bên ngoài vật thể và chủ thể được vẽ shaded outlines nhằm làm nổi bật chúng lên.
  • Tiếp theo là phong cách họa chi tiết của tác giả và nhất là yếu tố kỳ quặc bí ẩn hay còn gọi là mạn hoa trong các bức vẽ của Tenniel. Điều đó cũng khiến ông trở nên đặc biệt hơn so với những họa sĩ khác.
  • Ông vẽ minh họa gần như không giống với cái gì ở thế giới thực tại nhưng lại phù hợp với các tác phẩm đầy sáng tạo và mang tính tưởng tượng cao của Carroll. Chúng cũng rất logic về sau.
  • Theo quan điểm của những nhà phê bình nghệ thuật sau này như Frankie Morris và Michael Hancher họ cho rằng Tenniel đã lấy cảm hứng từ các bức vẽ nguyên bản của Carroll. Ông áp chúng vào các bức vẽ của mình nhưng khiến nó trở nên logic, chính xác hơn về mặt giải phẫu học hay luật phối cảnh.

Trên đây là tóm tắt sơ lược về cuộc đời cũng như những cuốn sách gắn liền với tên tuổi của hiệp sĩ John Tenniel. Hy vọng độc giả sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn về người nghệ sĩ tài ba này.

Bài viết liên quan