Cây lá gai là gì? Những tác dụng tuyệt vời của cây lá gai

9 Tháng Ba, 2022 0 Tuong Nguyen

Cây lá gai là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã biết dùng sợi gai bện thừng. Đến nay, cây lá gai còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh trong đông y. Trong bài viết này, Palda sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cây lá gai. Những công dụng của lá gai với sức khỏe con người cũng như phương pháp trồng lá gai nhé. 

Tìm hiểu tổng quan về cây lá gai

Cây lá gai thuộc loại cây ưa ẩm, có xuất xứ nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, cây lá gai được di thực và trồng phổ biến tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia, Lào và cả Việt Nam. Trong đó, tại Việt Nam  cây mọc hoang và được trồng cực kỳ phổ biến tại các vùng đồng bằng và trung du. Vừa được sử dụng để lấy sợi đan, dệt lưới, làm giấy để in bạc cực bền; hoặc làm bánh ít, bánh gai, lấy củ để làm thuốc chữa bệnh cũng rất hiệu quả.

Hình ảnh cây lá gai

Hình ảnh cây lá gai

Đối với cây gai, lá gai và rễ có thể được thu hái vào quanh năm. Tuy nhiên, nếu dùng rễ cây nên thu hoạch vào giai đoạn mùa thu đông. Bởi theo kinh nghiệm chia sẻ dân gian, đây là thời điểm mà rễ cây phát triển mạnh cũng như có những đặc điểm tốt nhất. 

Sau khi rễ được đào sẽ cắt bỏ đi những rễ con rồi rửa thật sạch đất cát. Tiếp đó, bạn có thể để nguyên hoặc thái lát mỏng để sấy hoặc phơi khô. Ngoài ra, dân gian ta cũng có những bài thuốc sử dụng từ dược liệu rễ gai tươi. 

Tìm hiểu đặc điểm của cây lá gai

Cây lá gai có tên khoa học là Boehmeria nivea, thuộc họ gai Urticaceae. Ngoài tên gọi lá gai, cây còn được dân gian gọi với rất nhiều tên khác nhau như cây tầm ma, cây trữ ma, cây gai tuyến,…

Cây lá gai trưởng thành cao đến 2 mét, có hoa và quả

Cây lá gai trưởng thành cao đến 2 mét, có hoa và quả

Cây lá gai thuộc loại cây sống lâu năm. Cây trưởng thành có thể cao đến 2 mét, phần gốc hóa gỗ. Lá gai to, có hình tim hoặc hơi tròn mọc so le nhau; chiều dài lá gai từ 7 đến 15 cm, rộng 4 đến 8 cm. Mặt trêu lá sần sùi, có màu xanh đen. Ở thân có 3 đường gân nổi lên, mặt dưới thì có lông màu trắng bạc. Cụm hoa có thể ở cùng gốc hoặc khác gốc; ngắn hơn lá, mọc tại những kẽ lá và xếp thành chùy ở hoa cái; hoặc cũng có thể tụ thành hoa cái và hoa đực. 

Hoa đực sẽ gồm 4 lá đài và 4 nhị, nhụy hoa có hình quả lê cũng có lông. Mua hoa quả gai kéo dài khoảng 3 tháng từ tháng 11 đến tháng 1. 

Công dụng của lá gai trong cuộc sống 

Trong lá gai đã được nghiên cứu gồm rất nhiều hàm lượng vi chất tốt cho sức khỏe như các nhóm vitamin A, vitamin B, B2, B5, B9, K… và nhiều chất khoáng như kẽm, sắt, đồng, mangan tương đối cao nên cũng có thể được xem như một món rau ăn hàng ngày. Ngoài ra, khi luộc chín, lá gai mềm và không chứa axit nên không gây ngứa và mùi vị thì hơi giống rau dền.

Cây lá gai kết hợp thêm các nguyên liệu khác được sử dụng để làm bánh gai 

Cây lá gai kết hợp thêm các nguyên liệu khác được sử dụng để làm bánh gai 

Ngoài ra, lá gai từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu quan trọng để làm bánh ít, bánh gai. Sở dĩ, bánh gai giữ được hương vị lâu là bởi thành phần chlorogenic có trong lá. Đây là một chất có khả năng chống nấm và vi khuẩn rất hiệu quả. Vậy nên, nếu bánh gai mà không có lá gai thì sẽ rất dễ bị mốc chỉ sau vài ngày. 

Công dụng của lá gai trong y học cổ truyền

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, trong cây dược liệu này chứa thành phần Chlorogenic acid có tác dụng giúp chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với Vitamin E. Từ đó, giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạnh.

Cây gai - Dược liệu chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người

Cây gai – Dược liệu chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người

Ngoài ra, phải nhắc đến rất nhiều công dụng chữa bệnh từ loại cây này. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ cây; hoặc có thể lấy cả lá nhưng ít hơn. Những công dụng có thể kể đến như sau: 

  • Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể.
  • Lợi tiểu, tán ứ.
  • Hỗ trợ an thai cho phụ nữ.
  • Hỗ trợ tình trạng cầm máu do các vết thương hở gây nên. 
  • Điều trị mưng mủ, mụn nhọt gây viêm, đau nhức. 
  • Giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc. 

Những lưu ý khi sử dụng cây lá gai làm thuốc chữa bệnh

Cây gai là một trong những dược liệu tốt hỗ trợ điều trị bệnh cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này mà bạn nên biết. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất bạn nên hỏi thêm ý kiến từ các bác sĩ y học cổ truyền:

  • Không phải những bệnh do thực nhiệt thì không nên sử dụng cây lá gai. 
  • Cây lá gai có thể gây ngứa nếu dùng tươi. Nhưng khi đã được luộc chín, nấu canh thì thảo dược này không còn bị ngứa và có thể dùng để làm món ăn như một loại rau. 
  • Về bản chất cây lá gai không có độc nhưng tính hàn. Vậy nên, tránh sử dụng những bài thuốc có cây lá gai cho những người thể trạng hư hàn hoặc sử dụng khoảng thời gian dài. 

Phương pháp và kỹ thuật trồng lá gai

Về dụng cụ và đất trồng cây lá gai

Bạn có thể tận dụng những bao tải, bao xi măng, khay, chậu, thùng xốp sẵn có trong nhà; hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lá gai. Chú ý, để đảm bảo quá trình thoát nước tốt nhất phía dưới khay bạn đục thêm lỗ để thoát nước nhé.

Chọn đất trồng cây lá gai nhiều dinh dưỡng

Chọn đất trồng cây lá gai nhiều dinh dưỡng

Đất trồng cây lá gai tốt nhất phải tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước và giữ ẩm phải tốt… Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sẵn đất tại cửa hàng hoặc tự tiến hành trộn đất kết hợp các loại phân hoai mục như phân lợn, phân bò, xơ dừa, vỏ trấu, mùn hữu cơ, than bùn… 

Trước ngày trồng từ 15 đến 20 ngày bạn nên bón lót trước với vôi để xử lý được những mầm bệnh, tác nhân gây bệnh cho cây trồng từ đất. 

Sau đó tiến hành đào hố sâu khoảng 10 đến 15cm, rộng 20 x 20 cm; khoảng cách giữa các hố là 25 cm hợp lý nhất. 

Về cách chọn giống cây lá gai để trồng

Hiện nay, cây lá gai được người ta nhân giống từ bộ phận thân. Cụ thể phần thân được chọn để nhân giống sẽ không quá non và cũng không được quá già. Sau đó, cắt hom lá dài khoảng 10 đến 15cm rồi cắm vào bầu ươm và thường xuyên tiến hành tưới nước để giữ ẩm. 

Khi cây gai con trong vườn đã ươm cao khoảng 15 đến 20 cm thì bạn có thể đem ra trồng trên đất đã được chuẩn bị trước. Mỗi hố sẽ trồng 2 cây, phòng trường hợp nhiều cây bị thối gốc sẽ loại bỏ bớt cây đi nhé. 

Trồng xong, bạn cần lấp thêm một lớp đất mỏng ngay vị trí chỗ miệng bầu ươm. Trường hợp bầu ươm là nilon không hủy được bán phổ biến trên thị trường thì cần sử dụng dao nhỏ rạch bỏ phần vỏ bầu trước khi trồng. Nếu vỏ bầu dùng loại nilon tự phân hủy thì có thể đưa cả bầu xuống dưới hố cũng được. 

Sau khoảng 3 tháng, rễ cây bắt đầu phát triển và vỏ bầu dần phân hủy để rễ được phát triển ra bên ngoài. 

Chăm sóc cây lá gai

Cây lá gai rất dễ sinh sống và phát triển với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam. Vậy nên việc chăm sóc cây cũng không quá khó khăn. Cụ thể, khi vào mùa khô bạn chỉ cần tưới nước mỗi ngày một lần cho cây. Hay khi mùa mưa thì chú ý thêm công tác thoát nước tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Trong giai đoạn khi cây còn nhỏ chú ý làm sạch cỏ kết hợp vun xới bón thúc để cây lá gai phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất.

Cây gai sau khi trồng được khoảng 20 ngày, bạn sẽ bón thúc thêm cho cây bằng các loại phân hữu cơ như phân gà, phân heo, phân trùn quế… Sau đó, định kỳ khoảng 1 tháng bạn sẽ lại bón một lần cho cây nhé. 

Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây lá gai bạn cũng cần chú ý dọn cỏ, phát quang các loại cỏ mọc xung quanh để đảm bảo cây có đủ không gian để xòe tán cũng như không bị thiếu ánh nắng, hút hết chất dinh dưỡng nhanh phát triển nhất.

Về thu hoạch

Theo kinh nghiệm người dân trồng gai, nếu chăm sóc tốt thì chỉ khoảng 3 tháng là cây gai sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên rồi. Vậy nên bạn chú ý chăm sóc tốt để nhanh chóng được thu hoạch nhé. 

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng và cách trồng cây lá gai. Cùng với đó là một số bài thuốc chữa bệnh mà chúng tôi tổng hợp được mà bạn đọc có thể tham khảo thêm. Hy vọng bài viết đem đến kiến thức hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về cây lá gai. 

Bài viết liên quan