Tìm hiểu về cấu tạo – Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

9 Tháng Mười Hai, 2020 0 thanhpx

Để tối ưu hiệu quả vận hành thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghiệp, việc ổn định nhiệt độ hệ thống máy móc đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Muốn làm được điều đó tháp giải nhiệt là lựa chọn được đông đảo đơn vị ưu tiên. Bạn cũng đang có ý định đầu tư tháp hạ nhiệt cho đơn vị mình? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo cùng nguyên lý tháp giải nhiệt được chia sẻ tại bài viết dưới đây nhé!

nguyên lý tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt dần trở thành thiết bị không thể thiếu tại các đơn vị, nhà xưởng sản xuất

Tháp giải nhiệt là gì? 

Tháp giải nhiệt hay còn được gọi là tháp hạ nhiệt. Hiểu đơn giản đây là thiết bị được sử dụng nhằm làm hạ nhiệt dòng nước nhanh chóng. Đây được xem là một trong những giải pháp đặc biệt ấn tượng trong việc điều chỉnh nhiệt độ hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất của toàn hệ thống. 

Chức năng của tháp giải nhiệt nước

Như chúng ta đã biết việc phải vận hành liên tục với cường độ cao vô tình làm tăng độ ma sát trong hệ thống máy móc động cơ. Cùng với đó nhiệt độ máy cũng sẽ tăng cao. Điều này về lâu dài sẽ có tác động ít nhiều đến tuổi thọ cũng như hiệu năng sử dụng của chính những thiết bị máy móc.

Đó là lý do những sản phẩm tháp giải nhiệt dần được nghiên cứu, phát triển và cải tiến. Cụ thể bằng cách lợi dụng sự bay hơi của nước ở nhiệt độ cao, tháp hạ nhiệt giúp điều chỉnh nhiệt độ máy móc dây chuyền một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Vậy sản phẩm này đang được sử dụng như thế nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cùng điểm qua một số ứng dụng tuyệt vời của thiết bị này nhé!

cấu tạo tháp giải nhiệt

Hệ thống này đang được sử dụng phổ biến tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh

– Tháp giải nhiệt giúp điều chỉnh nhiệt độ máy móc đưa đến hiệu quả sử dụng tốt nhất tại các doanh nghiệp sản xuất, xưởng kinh doanh.

– Đây cũng chính là công nghệ được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất điều hòa, đá công nghiệp với khả năng làm lạnh đặc biệt nhanh chóng.

– Trong lĩnh vực luyện kim nó được sử dụng để làm mát trong khâu sản xuất, gia công phôi đồng, thép, nhôm,…

– Thiết bị này cũng được sử dụng trong hệ thống đông lạnh, bảo quản tại chuỗi sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.

– Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo và bảo quản dược phẩm, dây cáp điện,…

Tháp hạ nhiệt được tạo thành từ những bộ phận nào?

Có thể bạn chưa biết: Việc nắm rõ cấu tạo của tháp giải nhiệt có ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả sử dụng sản phẩm. Vậy tháp giải nhiệt được cấu tạo gồm những bộ phận nào? 

nguyên lý tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt được cấu tạo như thế nào?

Vỏ tháp

Hầu hết những model tháp giải nhiệt trên thị trường đều được sử dụng sơn thủy tinh với khả năng chống ăn mòn, hoen gỉ trước những tác động không tốt từ các yếu tố môi trường. Điều này không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ sản phẩm mà còn đặc biệt hữu ích trong việc giảm thiểu hư hỏng cùng một số chi phí bảo trì, sửa chữa.

Tấm giải nhiệt

Tấm giải nhiệt được sử dụng nhằm phân chia dòng nước đồng thời nâng cao hiệu quả làm mát của thiết bị. Sản phẩm này thường được tạo thành từ chất liệu nhựa PVC với độ bền tương đối cao.

Cánh quạt

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về lượng không khí được cung cấp cho hệ thống tháp trong quá trình vận hành. Cánh quạt giải nhiệt thường được tạo thành từ hợp kim nhôm với độ bền cùng trọng lượng tối ưu. Qua đó hỗ trợ đắc lực trong việc điều chỉnh lưu lượng gió cho tháp.

Động cơ

Tương tự như các thiết bị khác, động cơ tháp giải nhiệt là bộ phận chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống. Thường nó sẽ được thiết kế gọn nhẹ cùng công nghệ hiện đại để đảm bảo hiệu quả vận hành tốt nhất. Đặc biệt do đặc thù công việc, người ta thường sử dụng những chất liệu chống thấm nước cho thiết bị này.

Một số bộ phận khác

Ngoài ra bộ phân nước, đệm tản nước hay bộ phận chống ồn, đế bồn cũng là những bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của một hệ thống tháp giải nhiệt.

– Bộ phân nước: Sở hữu thiết kế đầu phun cho hiệu quả cấp nước tối ưu.

– Đệm tản nước: Được tạo thành từ nhựa PVC có khả năng cản lực gió, giảm thất thoát nước.

– Bộ phận chống ồn: Giảm nhỏ tiếng nước trong quá trình làm mát.

– Đế bồn: Là nơi chứa nước cung cấp cho toàn hệ thống trong quá trình làm mát.

cấu tạo tháp giải nhiệt nước

Nắm rõ cấu tạo cùng nguyên lý tháp giải nhiệt nước giúp nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm

Làm rõ nguyên lý tháp tản nhiệt nước

Về cơ bản hầu hết những model tháp giải nhiệt trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên lý bay hơi của nước ở nhiệt độ cao. Qua đó trích dẫn nhiệt từ nước ra môi trường bên ngoài một cách đặc biệt hiệu quả.

Sau khi nước được đưa vào hệ thống sẽ được phun thành các tia và rơi xuống bề mặt của tấm giải nhiệt. Cùng với đó luồng không khí thẳng đứng sẽ được đưa từ bên ngoài vào theo chiều thẳng đứng lấy đi nhiệt lượng của nước. Đồng thời nước sau khi được hạ nhiệt sẽ tự động rơi xuống đế bồn để làm mát cho hệ thống động cơ máy móc. Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi đạt được nhiệt độ phù hợp nhất.

Với thao tác sử dụng đơn giản cùng mức chi phí không quá lớn tháp giải nhiệt dần trở thành giải pháp giúp ổn định nhiệt độ cùng hiệu suất của hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất. Bạn nghĩ sao về việc đầu tư hệ thống tháp hạ nhiệt công nghiệp?

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về tháp giải nhiệt, ứng dụng, cấu tạo cùng nguyên lý tháp giải nhiệt trên thị trường. Hy vọng những thông tin được tổng hợp tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tham khảo, chọn mua hệ thống tháp giải nhiệt cho đơn vị mình.

Bài viết liên quan