Bộ lọc khí nén rất cần thiết và quan trọng đối cho hệ thống khí nén vận hành ổn định và hiệu quả. Đây cũng chính là giải pháp tốt giúp nâng cao chất lượng khí nén phục vụ công nghiệp được nhiều đơn vị sử dụng. Để hiểu rõ hơn về bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng, cách lắp đặt bộ lọc khí nén đạt chuẩn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
>>> Tìm hiểu thêm: [ Bạn đã biết ] Bộ lọc khí thải xe máy vận hành như nào chưa ?
Nội dung chính
Bộ lọc khí nén là gì?
Bộ lọc khí nén là một bộ phận chuyên dụng trong máy nén khí. Nó đảm nhiệm vai trò tách nước, giúp loại bỏ chất bẩn, tạp chất trong khí nén để bôi trơn cho các thiết bị truyền động.
Bộ lọc khí nén là gì?
Ngoài ra, phụ kiện máy nén khí này còn có chức năng duy trì, điều chỉnh áp suất trong máy. Qua đó đảm bảo việc kết nối các chi tiết máy, có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khí nén đầu ra để phục vụ cho công việc.
Tại sao phải sử dụng bộ lọc khí nén?
Các bộ lọc khí nén rất quan trọng đối với một hệ thống khí nén nhằm nâng cao độ bền cho các thiết bị sử dụng khí nén. Đồng thời đảm bảo chất lượng khí cho thành phẩm cuối cùng.
Cho dù xưởng, cơ sở sản xuất của đơn vị bạn có sạch đến đầu thi vẫn luôn tồn tại hạt bụi bẩn, cặn không nhìn thấy được gây tình trạng ô nhiễm và làm tắc nghẽn luồng khí. Theo thời gian, những chất ô nhiễm này dần tích tục khiến máy dừng hoạt động. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, hiệu quả công việc.
Mã hs bộ lọc khí là gì?
Mã HS code hay còn gọi mã HS, được viết tắt bởi cụm tiếng Anh Harmonized Commodity Description and Coding System. Đây chính là mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đã được hệ thống phân loại hàng hóa Tổ chức Hải quan thế giới “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” chính thức quy định và phát hành.
Tra chính xác mã HS bộ lọc khí khi làm thủ tục thông quan
Nếu đã từng làm các thủ tục thông quan thì ai cũng biết rất rõ tầm quan trọng của mã HS code này. Việc áp sai mã HS bộ lọc khí sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như truyền, sửa tờ khai, xin hoàn thuế hoặc phải nộp bổ sung. Dẫn đến chậm trễ thủ tục thông quan.
Mã HS code bộ lọc khí được sử dụng chủ yếu bởi các cơ quan thống kê, cơ quan hải quan và một số cơ quan quản lý của Chính phủ khác. Mã số HS code này được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát, phân loại quá trình xuất, nhập khẩu máy sấy khí từ nước ngoài về Việt Nam.
Để tra chính xác mã HS bộ lọc khí bạn có thể tra cứu trên website của Tổng cục Hải quan như https://www.customs.gov.vn/ hoàn toàn miễn phí. Hoặc tra trên trang web website hssearch.net (có phí) để đảm bảo kết quả trả về nhanh chóng, chính xác.
Cấu tạo của bộ lọc khí nén
Hiện nay, trên thị trường các loại bộ lọc khí cực kỳ đa dạng. Nhìn chung, về cơ bản cấu tạo của một bộ lọc khí nén hoàn chỉnh sẽ gồm 3 bộ phận chính gồm: Van lọc, điện áp và bình dầu. Theo đó, mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm từng chức năng quan trọng như sau:
Cấu tạo của bộ lọc khí nén là gì?
Van lọc
Van lọc là bộ quận quyết định rất lớn đến chất lượng khí nén thành phẩm sau khi đi qua bộ lọc khí. Theo đó, van lọc có chức năng tách hơi nước, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất có trong khí nén đi ra khỏi dòng khí nén được cung cấp. Một số loại tạp chất trong khí nén phổ biến như: các hạt bụi, hạt kim loại liti…
Van điều chỉnh áp suất
Như đúng tên gọi, bộ phận này thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh áp suất. Cụ thể, áp suất sẽ được điều chỉnh, duy trì sao cho luôn ở mức ổn định và an toàn. Nhất là trong các trường hợp áp đầu vào của van biến động hoặc áp lực tải trọng đầu ra có sự thay đổi.
Thông thường, van điều chỉnh áp suất thường được gắn với đồng hồ đo áp để người dùng thuận tiện hơn trong việc quan sát và kiểm soát mức áp suất.
Van tra dầu
Van tra dầu hay còn gọi là bình dầu. Bộ phận này có thể hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với bộ phận điều áp, lọc nước tạo nên bộ lọc hoàn chỉnh.
Nhiệm vụ của van tra dầu là chứa dầu bôi trơn, phun dầu vào khí nén đã được lọc sạch dưới dạng sương. Theo đó, dầu sẽ theo khí để đến các vị trí khớp nối, xi lanh, thiết bị chấp hành để làm nhiệm vụ bôi trơn, giúp giảm ma sát, giảm nhiệt độ và làm mát.
Phần lớn, các van tra đầu đều thực hiện vai trò tra dầu theo nguyên tắc Venturi. Từ dầu này cho phép các thiết bị hoạt động trơn tru, giảm độ ồn. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc tăng độ bền, tuổi thọ cho thiết bị.
Nguyên lý vận hành của bộ lọc khí nén
Sau khi không khí đã được nén lại, khí được dẫn vào bên trong của bộ lọc. Tại đây, dòng khí chuyển theo dạng xoáy bởi tác động từ những tấm chắn có hình xoắn ốc. Chuyển động này sẽ tạo ra lực li tâm, khiến các tạp chất, nước lẫn trong khí quyển đi qua các phần tử lọc khí.
Những phần tử này sẽ cho khả năng làm sạch được khoảng 95% chất bẩn thô to. Còn lại khoảng 5% bụi siêu nhỏ sẽ tiếp tục đi theo dòng khí qua một màng lọc tiến hành lọc thêm một lần nữa.
Toàn bộ chất bẩn, tạp chất, lượng nước qua hai lần lọc rơi xuống đáy cốc rồi tích tụ lại. Khi cốc đầy, bộ lọc sẽ tự động xả nước và tất cả các chất bẩn, tạp chất ra khỏi bộ lọc. Còn đối với loại bộ lọc xả bằng tay thì người vận hành sẽ phải theo dõi, tiến hành xả tay để đưa chất bẩn ra bên ngoài thông qua nút vặn.
Phần khí nén sau khi đã được lọc sạch sẽ đi qua cổng đến bộ phận điều áp. Tại đây, người dùng sẽ quan sát mức áp suất của khí nén qua màn hình của đồng hồ hiển thị lắp bên ngoài của bộ lọc.
Trong trường hợp nếu áp suất khí nén quá cao, người dùng cần điều chỉnh áp suất bằng cách se xoay vít vặn. Nếu không điều chỉnh kịp thời khi xảy ra tình trạng áp suất tăng, màng khí bị đẩy lên và khí nén thoát ngoài giảm áp suất.
Phân loại bộ lọc khí nén
Hiện nay, trên thị trường các thiết bị bộ lọc khí nén cực kỳ đa dạng. Tùy theo từng tiêu chí khác nhau, người dùng sẽ có cách phân loại riêng. Cụ thể:
Phân loại bộ lọc khí nén
Theo chức năng
Ngoài tác dụng chính là lọc sạch bụi bẩn, cặn bẩn mà bộ lọc khí ngày nay được trang bị nhiều chức năng hơn như lọc dầu, lọc hạt, khử mùi, vừa lọc nước vừa hỗ trợ nạp nước. Chi tiết như sau:
-
Bộ lọc hạt
Bộ lọc hạt hay còn được gọi là Particulate filters. Bộ lọc hạt được thiết kế dành riêng cho những lĩnh vực, môi trường mà trong khí nén có chứa nhiều hạt bụi bẩn kích thước lớn như hạt bụi, hạt sắt, hạt nhựa, hạt nhôm… Sử dụng bộ lọc hạt rất quan trọng để đảm bảo khả năng vận hành ổn định, trơn tru và tăng tuổi thọ cho thiết bị.
-
Bộ lọc than hoạt tính
Bộ lọc than hoạt tính hay còn được gọi là bộ lọc hơi Tên tiếng Anh là Activated carbon filters. Loại bộ lọc này được sử dụng dành riêng cho các hệ thống sử dụng khí nén có mùi, chất hữu cơ gây mùi khó chịu.
Như đúng tên gọi, bộ lọc này sử dụng nguyên liệu chính là than hoạt tính cho hiệu quả hút ẩm, hút mùi rất tốt nên được sử dụng trong các hệ thống khí nén phục vụ nhu cầu chế biến, sản xuất nông sản, hỗ trợ đóng gói thực phẩm. Hoặc sử dụng tại các bệnh viện cho người bệnh gặp các vấn đề về đường hô hấp, không tự thở được.
-
Bộ lọc hợp nhất
Tên tiếng Anh của bộ lọc hợp nhất là Coalescing filters. Bộ lọc này có khả năng loại bỏ nước, dầu, các hạt bụi bẩn kích thước bé chỉ khoảng 0,1 mm rất tốt. Vậy nên, nó thường được lắp đặt tại những vị trí quanh co để làm giảm áp lực.
-
Bộ lọc khí kết hợp lạnh
Bộ lọc khí chuyên dụng này được thiết kế để có thể vận hành ổn định trong điều kiện môi trường đặc biệt. Cụ thể, nhiệt độ thấp chỉ khoảng 2 độ C. Điều này cực kỳ quan trọng giúp loại bỏ hiệu quả được hơi ẩm có trong môi trường lạnh.
-
Bộ lọc nạp khí nén
Bộ lọc nạp khí nén là một phụ kiện hoàn hảo sử dụng dụng trong lĩnh vực, môi trường có nhiều hóa chất độc hại. Ngoài chức năng loại bỏ được chất ô nhiễm kích thước nhỏ 0,3 µm bộ lọc nạp khí nén còn nạp được nước trong quá trình lọc.
Phân loại bộ lọc khí nén cấu tạo
Dựa vào cấu tạo, bộ lọc khí nén được chia thành một số loại cơ bản như sau:
Bộ lọc khí nén đơn
-
Bộ lọc khí nén đơn
Bộ lọc khí nén đơn thuộc loại bộ lọc mini. Hiện nay, bộ lọc khí đơn phù hợp sử dụng với các thiết bị máy nén khí piston dung tích bình chứa từ 500 lít trở xuống. Hoặc người dùng lắp ở các vị trí đầu ra, đầu dẫn khí nhỏ cho các hệ thống máy nén khí trục vít.
Thiết kế dạng bộ lọc khí nén rất nhỏ gọn chỉ với một cốc lọc. Do đó, hiệu quả lọc sạch, độ bền cũng không cao bằng loại bộ lọc khí nén đơn. .
-
Bộ lọc khí nén đôi
Cũng thuộc loại bộ lọc khí nén mini, bộ lọc khí nén đôi phù hợp sử dụng cho các dòng máy nén khí dung tích dưới 500 lít, hoặc sử dụng ở các vị trí đầu ra trong hệ thống khí nén. Khác với kiểu bộ lọc khí đơn, cấu tạo của bộ lọc khí nén đơn gồm 2 cốc lọc. Do đó, giá thành đắt hơn. Đồng thời khả năng lọc sạch, nhanh, hiệu quả và cũng bền bỉ hơn.
-
Bộ lọc ba khí nén
Bộ lọc ba khí nén là thiết bị có 3 bộ phận được kết hợp với nhau gồm 1 bộ lọc, 1 điều áp và 1 bình dầu có chức năng lọc, loại bỏ tạp chất trong khí nén. Đồng thời điều chỉnh áp suất, cung cấp hoặc tra dầu cho các thiết bị, hệ thống sử dụng khí nén.
Theo hãng sản xuất
Cùng với các thiết bị máy nén khí, máy sấy khí thì bộ lọc khí nén cũng ngày càng được nhiều đơn vị sản xuất. Có thể nhắc đến một số hãng sản xuất bộ lọc khí nén nổi tiếng, được ưa chuộng nhất hiện nay như:
Phân loại bộ lọc khí nén theo hãng sản xuất
-
Bộ lọc khí nén Fusheng
Đây là thương hiệu rất nổi tiếng của Đài Loan được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Bộ lọc khí nén Fusheng được thiết kế rất đơn giản gọn nhẹ nên việc sử dụng, lắp đặt rất dễ dàng.
Trong quá trình vận hành, bộ lọc khí nén của Fusheng vận hành cơ học nên rất tiết kiệm chi phí điện năng. Giá thấp phù hợp nhu cầu sử dụng của đông đảo người dùng.
-
Bộ lọc khí nén Airtac
Airtac là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất phụ kiện khí nén được sử dụng phổ biến tại nước ta. Nhất là tại các xưởng cơ khí, cơ sở sửa chữa.
Ưu điểm của bộ lọc khí nén Airtac là chất lượng tốt, giá thành phải chăng.
-
Bộ lọc khí nén STNC
STNC là thương hiệu chuyên nghiên cứu và sản xuất các thiết bị, phụ kiện khí nén đến từ Trung Quốc. Các sản phẩm bộ lọc khí nén STNC cũng rất đa dạng cho người dùng lựa chọn.
-
-
Bộ lọc khí nén SMC
-
Bộ lọc khí nén SMC chính hãng thuộc thương hiệu sản xuất thiết bị khí nén tên tuổi và nổi tiếng của Nhật Bản.
Thuộc dòng sản phẩm chất lượng cao nên giá bộ lọc khí nén SMC thuộc phân khúc cao, hơn hẳn một số thương hiệu trên.
>Ngoài ra,việc thay thế bộ lọc khí SMC cũng gặp khá nhiều khó khăn vì dòng hàng mang tính độc quyền, không có sẵn có thể kéo dài từ 10 đến 12 tuần.
Phân loại bộ lọc khí nén theo chân ren
Dựa vào chân ren người dùng sẽ dễ dàng chọn được loại bộ lọc khí có kích cỡ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là các loại bộ lọc khí nén được phân theo yếu tố chân ren:
Phân loại bộ lọc khí nén theo chân ren
-
-
-
Bộ lọc ren ¼
-
-
Ren ¼ hay còn được gọi là ren 13. Đây là một trong những cỡ size chân ren được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Đặc biệt, trong các hệ thống khí nén quy mô vừa và nhỏ.
Loại ren ¼ này phù hợp với những loại co nối YPL, YPC, YPCF, YPCL, YPB, YPD, YPX, YSC ren 13 và các loại ống dẫn khí phi: 4, 6, 8, 10…
-
-
-
Bộ lọc ren ⅜
-
-
Bộ lọc ren ⅜ hay còn gọi là bộ lọc ren 17. Loại bộ lọc này phù hợp sử dụng với tất cả các loại co nối ren 17 như TPB, TPC, TPD, TPX, TPL…
-
-
-
Bộ lọc ren ½
-
-
Bộ lọc ren ½ hay chính là bộ lọc phi 21. Theo đó, cỡ ren, phi càng lớn thì giá bộ lọc càng đắt. Tùy vào lưu lượng hệ thống khí nén sử dụng mà người dùng sẽ chọn loại phi 13, 17, 21 hay loại lớn hơn là 27, 34, hoặc 49.
Ưu, nhược điểm của bộ lọc khí nén
Tương tự như các thiết bị khác, bộ lọc khí nén cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể:
Ưu, nhược điểm của bộ lọc khí nén
Ưu điểm bộ lọc khí nén
Đảm nhiệm chức năng và vai trò rất quan trọng trong hệ thống máy nén khí, bộ lọc khí nén sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
-
-
- Thiết kế rất nhỏ gọn, vô cùng thuận tiện cho việc lắp đặt, di chuyển và sử dụng.
- Đối với những kiểu bộ lọc ba khí nén gồm bình dầu, điều áp và lọc nước thì người dùng có thể tháo riêng ra từng phần thay thế khi xảy ra các sự cố, tình huống hỏng hóc.
- Hiệu quả lọc sạch cao, góp phần nâng cao chất lượng khí nén sạch, lên đến 99,99% so với các loại lọc cao cấp. Đồng thời giữ mức 95 đến 98% so với bộ lọc thông thường.
- Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, bộ lọc khí nén vận hành ổn định, bền bỉ và rất ít khi xảy ra trục trặc, sự cố hỏng hóc.
- Bộ lọc khí nén sử dụng chất liệu bền bỉ, thép không gỉ rất cứng cáp giúp chống va đập và vận hành được bền bỉ trong cả điều kiện môi trường có độ ẩm, nhiệt độ và áp suất cao.
-
Một vài hạn chế của bộ lọc khí nén
Bên cạnh nhiều ưu điểm trên thì bộ lọc khí nén vẫn tồn tại một vài hạn chế cần được khắc phục, cải tiến như sau:
-
-
- Khí nén sau khi được xả ra bên ngoài thông qua bộ phận điều áp thường tạo ra tiếng rít lớn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến người dùng xung quanh.
- Vị trí lắp đặt của bộ lọc khí nén là bên ngoài của máy nén khí hoặc trên các đường ống dẫn nên chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động từ bên ngoài, có thể xảy ra tình trạng bị nứt vỡ khi xảy ra va chạm mạnh.
- Đa dạng mẫu mã, thương hiệu sản xuất đôi khi gây khó khăn cho người dùng trong việc lựa chọn.
-
Một số lưu ý khi lựa chọn, sử dụng bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hệ thống khí nén. Dưới đây là một số lưu ý mà người dùng cần nắm được khi lựa chọn, sử dụng phụ kiện này:
-
-
- Chọn bộ lọc khí cần quan tâm đến áp suất làm việc và lưu lượng khí nén tối đa. Đối với trường hợp lưu lượng khí nén lớn thì người dùng cần chọn bộ lọc khí nén có kích cỡ lớn, cỡ size từ 34, 40, 60. Trường hợp cần sử dụng lưu lượng khí nén lớn mà sử dụng loại bộ lọc nhỏ rất dễ xảy ra tình trạng bị tụt áp.
- Cần tìm hiểu kỹ lưỡng chất lượng của bộ lọc khí nén. Đảm bảo việc chọn bộ lọc khí nén tại các đơn vị uy tín, nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành rõ ràng.
- Tương tự như các bộ phận khác của máy nén khí, người dùng cần nắm vững cách sử dụng bộ lọc khí nén. Đảm bảo việc lắp đặt, vệ sinh, xả cặn bẩn trong chén lọc thường xuyên.
-
Ngoài ra, nhiều hãng sản xuất đã nghiên cứu, tích hợp thêm bộ phận vi xử lý hiện đại thay cho đồng hồ để hiển thị. Với bộ phận này sẽ chỉ thị màu cho phép người dùng nhận biết được khi nào phải thay thế lõi lọc mới.
Khi nào cần thay thế bộ lọc khí?
Trong quá trình vận hành, khi xảy ra các trường hợp dưới đây người dùng cần nhanh chóng thay thế bộ phận bộ lọc máy nén khí:
Vệ sinh định kỳ cho bộ lọc khí nén
-
-
- Bộ lọc khí nén bị hư hỏng: Trong quá trình vệ sinh bộ lọc, người dùng nên chú ý quan sát bộ lọc có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng, trục trặc nào hay không? Nếu vẫn tiếp tục sử dụng được thì nó có thể chịu được bao lâu, có gây rủi ro nào đến chất lượng khí nén, hệ thống khí nén hay không? Nếu có, cần tiến hành thay thế luôn.
- Hiệu suất lọc khí kém: Trường hợp bộ lọc đã được vệ sinh sạch sẽ nhưng hiệu suất bộ lọc hoặc chất lượng của khí nén bị suy giảm chất lượng rõ rệt. Lúc này, người dùng cần nhanh chóng thay thế lõi lọc bên trong. Thậm chí, thay cả bộ nếu thấy dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
-
Ngoài ra, trong trường hợp bộ lọc khí quá cũ, bộ lọc khí đã được sử dụng quá nhiều cũng cần được thay thế khi cần thiết.
Đặc biệt, khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, chất ô nhiễm người dùng cần chú ý vấn đề làm sạch, vệ sinh thường xuyên để đảm bảo được chất lượng khí nén một cách tốt nhất.
Bộ lọc khí nén là gì? Trên đây là tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất thông tin về bộ lọc khí nén mà người dùng cần nắm được để việc chọn mua, sử dụng phụ tùng này hiệu quả. Hy vọng, bài viết là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi tìm kiếm về chủ đề này.