Loài nào hô hấp bằng mang? Các hình thức hô hấp khác ở động vật

31 Tháng Tám, 2022 0 Tuong Nguyen

Hô hấp là quá trình không thể thiếu để duy trì sự sống cho con người cũng như các loài động vật. Hiện nay có những loài nào hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi hay còn có thêm hình thức hô hấp nào khác? Theo dõi bài viết dưới đây của PALDA để nắm được những thông tin về vấn đề này nhé!

Những loài nào hô hấp bằng mang?

Hình thức hô hấp sử dụng mang để tiến hành trao đổi khí là hình thức có cơ quan hô hấp được tiến hóa để thích nghi với môi trường sống. Thông thường, hô hấp bằng mang diễn ra với các loài động vật sống dưới nước như cá, động vật thân mềm (trai, ốc, sò), chân khớp (tôm, cua),…

hô hấp bằng mang ở cá xương

Quy trình hô hấp bằng mang ở cá xương

Theo đó, miệng và nắp mang của chúng thực hiện việc đóng mở nhịp nhàng khiến cho dòng nước chảy 1 chiều, diễn ra liên tục từ miệng qua các khe mang. Máu trong các mao mạch của mang sẽ chảy song song, ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài của mao mạch mang.

Nhờ các đặc điểm này của mang mà cá có thể hấp thụ được đến hơn 80% lượng khí oxi trong dòng nước chảy.

Một số hình thức hô hấp ở động vật thường gặp hiện nay

Động vật và thực vật để duy trì sự sống đều cần đến quá trình hô hấp – cơ thể lấy oxi từ bên ngoài để tiến hành oxi hóa hợp chất, giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của mình. Căn cứ vào bề mặt mà quá trình hô hấp diễn ra, ngoài hô hấp bằng mang, người ta còn chia thành các hình thức cơ bản khác:

Quá trình hô qua bề mặt cơ thể của một số động vật bậc thấp

Hình thức hô hấp không khí qua bề mặt cơ thể

Hình thức hô hấp này là bậc thấp nhất, thường thấy ở các động vật đơn bào, đa bào (có tổ chức cơ thể thấp). Một số động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể có thể kể đến như ruột khoang, các loại giun, đỉa,…

Có thể hiểu một cách đơn giản, các động vật sẽ trao đổi khí oxi và cacbon trực tiếp qua màng tế bào, qua da – bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán. Bề mặt trao đổi khí cần phải có đủ các đặc điểm cơ bản như:

  • Cấu trúc có thể tăng diện tích bề mặt đủ lớn để thực hiện trao đổi khí
  • Bề mặt phải có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp để có thể tiến hành trao đổi khí
  • Bề mặt mỏng, luôn ẩm ướt để không khí có thể khuếch tán một cách dễ dàng nhất
  • Tạo được sự chênh lệch nồng độ hỗ trợ việc khuếch tán của không khí

Hô hấp bằng hệ thống ống khí có ở loài nào

ho hấp bằng hệ thống ống khí

Châu chấu là đại diện cho hình thức trao đổi khí bằng hệ thống ống khí

Hình thức trao đổi khí này rất phổ biến ở côn trùng (châu chấu, cào cào,…). Hệ thống ống khí thường bao gồm các ống nhỏ, phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể, chúng thông ra ngoài nhờ các lỗ thở. Thông qua các lỗ thở này mà oxi được hấp thụ vào bên trong, khí CO2 được thải ra trở lại môi trường.

Hình thức hô hấp bằng phổi

Đây là hình thức hô hấp của các động vật sống trên cạn, bao gồm các loài bò sát, chim, thú,… và cả con người. Phổi thú có nhiều phế nang với bề mặt mỏng và mạng lưới mạch máu dày đặc bên cạnh đó thì phổi của chim có thêm nhiều ống khí để phù hợp hơn với nhu cầu trao đổi khí khi bay lượn.

Theo đó, người ta chia hình thức hô hấp bằng phổi cụ thể thành:

  • Thú hô hấp bằng phổi qua khoang mũi ⇨ hầu ⇨ khí quản ⇨ phế quản
  • Động vật lưỡng cư có thể hô hấp bằng da và phổi
  • Chim chủ yếu hô hấp bằng phổi kết hợp cùng hệ thống túi khí
Hô hấp bằng phổi ở thú và chim

Hô hấp bằng phổi ở thú và chim

Sự trao đổi khí chủ yếu diễn ra nhờ các cơ hô hấp tác động làm thay đổi thể tích của khoang thân đối với loài bò sát, khoang bụng ở lớp chim hoặc lồng ngực đối ở lớp thú, nâng lên – hạ xuống của thềm miệng như ở lớp lưỡng cư.

Lời kết

Với những thông tin vừa rồi, chúng tôi đã giúp quý vị và các em học sinh nắm được các hình thức hô hấp cũng như trả lời được câu hỏi những loài nào hô hấp bằng mang. Quý vị có thể theo dõi Palda mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan