Hoa lan cẩm cù: Nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

3 Tháng Ba, 2022 0 Tuong Nguyen

Hoa cẩm cù được biết đến là một trong những loài lan được yêu thích nhất bởi hình dáng đặc biệt và sự đa dạng rất nhiều loài khác nhau. Qua bài viết này, Palda sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin về hoa cẩm cù: Nguồn gốc, đặc điểm cách trồng và chăm sóc hoa cẩm cù đẹp nhất.

Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của hoa lan cẩm cù

Hoa lan cẩm cù hay còn được biết đến với tên gọi là lan anh đào, cẩm cù hay hoa sao. Loài hoa này có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và Úc với tên khoa học là hoa Hoya Carnosa, thuộc họ thiên lý. Lan cẩm cù được phân bố rộng rãi tại các đất nước vùng Châu Đại Dương, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc.

Hoa cẩm cù khoe sắc

Hoa cẩm cù khoe sắc

Hiện nay, hoa cẩm cù cũng rất phát triển tại Việt Nam và trải rộng từ Nam vào Bắc với khoảng hơn 40 loài hoa và xuất hiện nhiều hơn cả ở khu vực miền Trung.

Cây hoa cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống được lâu năm. Chiều cao trung bình của cẩm cù từ 4 đến 7m. Lá cẩm cù có hình bầu dục và thuôn nhọn hơn ở phần đầu. Hoa cẩm cù có hình dạng cầu khi nở tạo thành chùm có hình ngôi sao 5 cách vô cùng đẹp mắt, tỏa hương và rất lâu tàn trung bình từ 7 đến 10 ngày.

Phân loại hoa cẩm cù

Hoa cẩm cù được biết đến là một trong những loài hoa gồm rất nhiều loại khác nhau với nhiều cách phân chia. Người ta, chia hoa cầm củ theo 3 cách như sau:

Phân loại hoa cẩm cù theo tên tiếng Anh

Phân loại tên gọi hoa cẩm cù theo tiếng Anh

Phân loại tên gọi hoa cẩm cù theo tiếng Anh

Với cách chia này, trên thế giới đang hiện có hơn 500 loại hoa lan cẩm cù. Cụ thể, người ta sẽ đặt tên cho chúng bằng cách kết hợp từ tên gọi tiếng Anh là Hoya + tên riêng. Tuy nhiên, với số lượng vô cùng nhiều như thế thì việc phân loại và nhận biết theo tên tiếng Anh của hoa cẩm cù cũng khá vất vả.

Phân loại cẩm cù theo màu hoa

Đây là cách phân phổ biến và cũng dễ dàng nhất để bạn dễ dàng nhận ra. Cụ thể, chỉ cần quan sát màu của cánh hoa và phân loại theo màu sắc là bạn sẽ nhanh chóng biết được tên hoa. Chẳng hạn như hoa lan cẩm cù màu vàng, đỏ, trắng, tím…

Phân loại hoa cẩm cù theo hình dáng hoa

Để chi tiết và cũng dễ phân biệt hơn nữa thì nhiều người còn kết hợp phân loại theo màu sắc cùng hình dáng hoa. Ví dụ như sẽ có hoa cầm củ hình chén, hình cầu hoặc hình tên lửa…

Phân loại hoa cẩm cù theo hình dáng lá

Phân loại hoa cẩm cù dựa vào hình dạng của lá

Phân loại hoa cẩm cù dựa vào hình dạng của lá

Hoa lan cẩm cù có rất nhiều hình dáng lá, nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa cẩm cù lá hình trái tim. Vì hình dáng lá trái tim vô cùng ấn tượng, nên loài hoa này còn được nhiều bạn trẻ ưu ái làm quà tặng cho người yêu, cho bạn bè trong những dịp đặc biệt.

Bên cạnh đó, còn có các loại lá lan cẩm cù dài, lá cứng, cũng có những loại có lá biên vàng, lan cẩm cù kẻ biên,…

Những công dụng của hoa cẩm cù

Lan cẩm cù không chỉ đa dạng về giống loại và hình dáng màu sắc hoa với đặc điểm sinh học và sức sống mãnh liệt của cẩm cù sống tốt và giúp trang trí thêm cho những không gian như ban công, chậu treo trước sảnh hay đơn giản là làm hoa leo cho không gian nhà bạn.

Hoa lan cẩm cù xinh đẹp, tô điểm thêm cho không gian sống

Hoa lan cẩm cù xinh đẹp, tô điểm thêm cho không gian sống

Hiện nay, cẩm cù còn được sử dụng trong việc chữa trị các loại bệnh như viêm phế quản, viêm phổi nhẹ hay viêm kết mạc… Sở dĩ, các nhà khoa học đã chứng minh được các bộ phận của cẩm cù đều phủ sáp; phần thân và lá chứa một lượng sterol glucoside là hoyin (0.76 đến 0.832%)

Ý nghĩa của hoa cẩm cù

Một số loài cây hoa lan cẩm cù có phần lá dày, kích thước từ vừa phải cho đến to, cứng, không bị mỏng mềm và rất dễ bị biến dạng. Vậy nên, các bạn trẻ thường uốn hoa theo nhiều hình thái khác nhau, đặc biệt là hình trái tim.

Hoa cẩm cù hình trái tim

Hoa cẩm cù hình trái tim

Và trong những ngày lễ Tình yêu, ngày kỷ niệm các cặp đôi thường tặng nhau những chậu hoa cẩm cù, lá cẩm cù hình trái tim để gửi gắm bày tỏ tình yêu thương chân thành nhất.

Về mặt phong thủy, hoa cẩm cù có ý nghĩa vô cùng tốt. Cẩm cù giúp thu hút vượng khí vào nhà, hơn nữa lạ thuộc họ thân dây leo, sống rất tốt trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất nên đặc trưng cho ý chí mãnh liệt, sự quyết tâm luôn tiến về phía trước. Nên chúng ta có thể trồng hoa cẩm cù trước ban công, hay trong vườn nhà, ngôi nhà của bạn sẽ giúp thu hút được nhiều tài lộc, may mắn.

Hoa Cẩm Cù ra hoa vào mùa nào?

Lan Cẩm Cù là một trong những loại hoa có thể nở quanh năm, từ khi chúng hoàn thiện hết thân lá cho đến cuối năm năm, bất kể thời tiết nóng lạnh hoặc nắng mưa chúng cũng đều có thể ra hoa. Chỉ cần chúng ta chăm sóc, cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng thì cẩm cù có thể phát triển, sinh sôi và ra hoa quanh năm.

Lan Cẩm Cù có thơm không?

Hoa Cẩm Cù là một loại hoa lan đẹp, không chỉ có sự đa dạng màu sắc sặc sỡ mà còn có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng nhưng vô cùng hấp dẫn. Những chùm hoa cẩm cù chúm chím với nhiều hình dáng khác nhau dễ khiến cũng phải ngất ngây phải lòng” đắm khi ngắm nhìn.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa cẩm cù

Hoa cẩm cù có thể nhân giống bằng rất nhiều nhiều cách khác nhau.Người ta có thể nhân giống hoa cẩm cù bằng cách trồng hạt, dăm thân dây hoặc từ lá. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống từ lá cây rất khó phát triển và sinh trưởng nên người ta thường dùng hai cách là dăm thân dây và trồng bằng hạt.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm cù vô cùng đơn giản 

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm cù vô cùng đơn giản

Chuẩn bị trước khi trồng cẩm cù

Về đất trồng

Cẩm cù là loại hoa rất dễ trồng. Do đó, bạn chỉ cần trồng đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, thoáng khí và tơi xốp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn hỗn hợp thêm một số loại như trơ trấu, mùn dừa, gỗ mục, hay phân bò khô làm tăng chất dinh dưỡng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Bạn sẽ trộn hỗn hợp chất trồng cho cây cẩm cù theo tỷ lệ: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô là hợp lý nhất nhé.

Điều kiện về nước và ánh sáng

Một số loại hoa cẩm cù có đặc tính là ưa ánh sáng mạnh và ít nước. Tuy nhiên, cũng có một số khác lại ưa bóng râm và nhiều nước. Nhưng phần lớn hoa cẩm cù đều thích ánh sáng đến khoảng 60%, môi trường độ ẩm cao nhưng cũng không cần phải quá nhiều nước.

Cách trồng hoa cẩm cù

Chúng ta có thể dễ dàng nhân giống hoa Lan Cẩm Cù bằng hai cách: Nhân giống từ hạt hoặc nhân giống từ giâm cành và chiết cây.

Chăm sóc, tưới nước cho cây

Chăm sóc, tưới nước cho cây

Nhân giống từ hạt

Khi trái đã chín già, bạn tách làm đôi, lấy hạt, có thể bọc kín hạt bằng bao nilon để giữ được lâu hơn. Quá trình này phải mất vài tháng để chờ quả chín và già đi.

Sau đó đem hạt gieo xuống đất, chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp để cây phát triển nhanh hơn, khi cây nảy mầm thành cây con, bạn đem ra trồng ở chậu mới cho đến khi cây ổn định. Từ lúc cây bắt đầu phát triển đến khi cây trưởng thành là 12 tháng.

Nhân giống Lan Cẩm Cù từ giâm cành

Chọn khúc thân dây trưởng thành hoặc hơi già, khỏe mạnh không sâu bệnh, cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối, nên dùng thêm chất kích thích dạng bột hoặc nước để cây nhanh ra rễ.

Dăm trong hỗn hợp chất trồng đã chuẩn bị, để nơi mát, tưới nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ nảy mầm nhánh và phát triển thành cây.

Có thể thấy cách nhân giống bằng cắt dăm thân dây có nhiều ưu việt hơn hẳn so với phương pháp khác.

Tuy nhiên, cách này cũng có một nhược điểm là cần phải có cây trưởng thành làm giống và phần non, đầu ngọn của nguyên dây giống sẽ phải cắt bỏ.

Cách chăm sóc hoa Lan Cẩm Cù

Tưới nước cho cẩm cù

Cẩm cù là loài cây chịu hạn rất tốt nhưng cũng cực kỳ ưa ẩm độ ẩm. Vậy nên, bạn cần tưới nước cho cây khoảng 1 lần/ 1 tuần. Ngoài ra, cũng tùy theo mùa mà bạn cần linh động để phân bổ lượng nước tưới sao cho hợp lý nhất. 

Đồng thời, chậu cây cũng luôn phải được đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất. Đặc biệt là vào mùa mưa, tránh trường hợp cầy bị ngập nước, thừa nước dẫn đến ngập úng làm chết cây. 

Bón phân cho cẩm cù

Cây cẩm cù là loài cây không cần bạn phải nhiều phân quá. Chỉ cần bạn bón đủ chất dinh dưỡng đủ là cây có thể phát triển ổn định nhất. Trường hợp, bón nhiều phân quá sẽ khiến tình trạng cây không trổ hoa. Theo kinh nghiệm hội yêu lan, bạn cứ khoảng 2 tháng bạn sẽ tưới phân NPK một lần là cây đã hoàn toàn đủ chất dinh dưỡng cần thiết rồi nhé.

Về ánh sáng

Hoa cẩm cù rất ưa ánh sáng tán xạ. Vậy nên cây luôn cần một lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Nếu như chúng ta để cây ở những chỗ quá râm mát thì lá và thân cây sẽ phát triển hơn còn hoa thì sẽ ra ít. Còn nếu cây được để ở chỗ quá nắng thì cây sẽ chậm phát triển, có thể ra được nhiều hoa nhưng lại rất dễ bị phai, bị vàng lá.

Vì thế, chúng ta nên trồng cây cẩm cù ở dưới tán mái che lưới là phù hợp nhất. Bạn có thể trồng tại bên công hoặc bên cạnh cửa sổ cũng rất thích hợp cho quá trình cây phát triển, trổ hoa. Ngoài ra, để cây ra được nhiều nhánh hơn, nhiều hoa hơn bạn có thể hái ngọn đi nhé.

Về nhiệt độ

Dù nở hoa quanh năm, tuy nhiên hoa cẩm cù thường ra hoa ít hơn khi vào mùa lạnh Vậy nên, khi có sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, cây sẽ trổ hoa nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa trông vô cùng đẹp mắt.

Về độ ẩm

Độ ẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn  đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Cẩm cù thuộc loại cây thân leo, ưa sống trong môi trường có độ ẩm cao. Dó đó, khi trồng và chăm sóc cây, tốt nhất chúng ta nên tạo độ ẩm cũng như ánh sáng phù hợp nhất thì cẩm cù sẽ cho hoa kết quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về hoa cẩm cù, đặc điểm cũng như cách chăm sóc hoa này một cách hiệu quả nhất. Một giàn cẩm cù xinh đẹp chắc hẳn sẽ khiến không gian ngôi nhà của bạn thu hút hơn rất nhiều đó.

Bài viết liên quan