Vì sao các loài chim hiện nay đều không có răng?

31 Tháng Tám, 2022 0 Tuong Nguyen

Khám phá thế giới động vật cho chúng ta những cái nhìn thú vị hơn về các sinh vật đang cùng chung sống với loài người trên hành tinh này. Một trong những câu hỏi được nhiều bạn nhỏ lẫn phụ huynh quan tâm đó là: Chim có răng không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về “bộ nhá” của những con vật được xếp vào lớp chim nhé!!!

Khám phá thú vị: Những chiếc răng của loài chim?

Có một sự thật khá thú vị mà có thể bạn chưa biết đó là các loài chim hiện nay đều không có răng. Tại sao răng của chúng lại “biến mất” và liệu rằng có bí ẩn nào khác phía sau không? Cùng chúng tôi khám phá sự thật đầy thú vị ngay dưới đây.

chim không có răng

Từ xa xưa, tổ tiên của chim có răng…

Chim hiện nay chỉ có mỏ chứ không hề có răng – điều này hoàn toàn khác với loài khủng long vốn là tổ tiên của chúng ở Kỷ Trung sinh, các loài chim thời tiền sử. Tức là cách ngày nay khoản 251 – 65 triệu năm TCN, tổ tiên loài chim có răng.

Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng răng biến mất để đầu chim nhẹ hơn và có thể bay nhanh hơn. Tuy nhiên, cách giải thích này không hợp lý cho lắm. Bởi vì một số khủng long ăn thịt không có răng nhưng cũng chẳng thể bay được.

Và cho đến hiện nay, giả thuyết được chấp nhận phổ biến đó là cách ăn uống thay đổi đã là hàm răng của chim mất đi. Mỏ chim dài ra, linh hoạt hơn để có thể dễ dàng gắp hạt. Cách này đã giúp chúng có thể vượt qua giai đoạn tuyệt chủng khi mà những kẻ thống trị là khủng long lúc bấy giờ không làm được.

Chim có răng không và răng của chim đã “rụng” đi như thế nào?

vì sao chim không có răng

Thiên thạch rơi đã đặt dấu chấm hết cho nhiều loài động vật

Chúng ta đều biết, cách đây khoảng 60 triệu năm, thiên thạch rơi vào Trái Đất khiến khí hậu biến đổi, thức ăn khan hiếm. Điều này tác động trực tiếp cho sự tuyệt chủng của hàng loạt loài động vật trong đó có các loài thuộc họ Maniraptoran – họ khủng long bao gồm cả chim.

Mỏ của chim là bộ phận thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì chúng khá đa nhiệm vụ. Chim có thể dùng mỏ để xé thịt, đập vỡ hạt cứng,… nhưng không thể nhai thức ăn. Lý do là bởi vì chim hiện đại không hề có răng – điều đã giúp chúng thoát khỏi sự diệt vong và tiến hóa như ngày nay.

Không chỉ để thích nghi với việc ăn hạt và tồn tại, răng của chim “rụng” đi để giúp loài này sống sót tốt hơn. Trứng của các loài khủng long có răng cần rất nhiều thời gian trong khi đó ấp nở của chim lại ngắn hơn rất nhiều. Vấn đề chính là nằm ở vị trí của những chiếc răng khi mà bộ răng của con non chiếm tới 60% thời gian thành hình. “Thay răng bằng mỏ” rút ngắn thời gian hình thành trong trứng, tăng khả năng sống sót cho chim non.

Không còn răng giúp chim thích nghi và tồn tại tốt hơn

Không còn răng giúp chim thích nghi và tồn tại tốt hơn

Tại sao vẫn có một số loài chim có răng?

Với những phân tích trên, chúng ta có thể trả lời câu hỏi chim có răng không là KHÔNG. Răng của các loài vật tiến hóa để chúng có thể tồn tại tốt hơn trong môi trường sống của mình. Và một lần nữa chúng tôi khẳng định răng của chim đã bị tuyệt chủng.

Tuy nhiên, có khá nhiều bộ ảnh cho thấy một vài loài chim vẫn có răng bên trong mỏ của mình. Sự thật về “bộ răng” này sẽ được chúng tôi hé lộ, liệu có phải còn “sót” loai chim nào vẫn còn có răng hay không?

Ngỗng

Nhiều người vẫn luôn cho rằng ngỗng là một loài chim có răng và điều này là hoàn toàn sai lầm. Người ta nghĩ như thế bởi trong khoang miệng của ngỗng có những cấu trúc tương tự như răng. Chúng nằm dọc theo mỏ và lưỡi của ngỗng nhưng thực tế không phải răng. Đây là Tomia – một loại sụn cứng. Trong mỏ của ngỗng có Tomia để giúp loài này có thể ăn cỏ dễ dàng hơn và bảo vệ lãnh thổ của mình.

Chim cánh cụt

Chim cánh cụt ăn cá nhưng cũng không hề có răng

Chim cánh cụt ăn cá nhưng cũng không hề có răng

Có khá nhiều giống chim cánh cụt đang cư ngụ trên địa cầu và chúng ăn cá nên người ta nghĩ chim cánh cụt có răng. Vậy cánh cụt có phải chim có răng không? Câu trả lời chim cánh cụt cũng không có răng nhé.

Mỏ của cánh cụt đều được hình thành bởi keratin có dạng một cái móc câu ở đầu giúp chúng kẹp chặt mọi thứ. Trong mỏ của chim cánh cụt có một dạng cấu trúc tương tự răng được gọi là “nhú”.

“Nhú” cũng được làm từ keratin và có ở lưỡi, vòm miệng trên – dưới và có thiên hướng cong về pháo sau của miệng. Nhú giúp chim cánh cụt có thể bám chặt hơn những con cá trơn trượt để không đánh mất bữa ăn của mình.

Bìm bịp Bowerbird

Đây là loài chim mỏ nhọn có răng và là đặc hữu tại Úc trong các khu rừng ở độ cao lớn. Bìm bịp Bowerbird ăn trái cây, lá cây đôi khi là cả côn trùng và các loại hạt giống và có tập tính xây tổ vô cùng nghệ thuật.

Bowerbird “ông hoàng của làng xây tổ” và không có răng như lời đồn

Trong mỏ của loài này có các cấu trúc được xây dựng một tháp có các cạnh răng cưa. Chính sự thích nghi này khiến nhiều người lầm tưởng rằng bìm bịp Bowerbird là chim có răng và tất nhiên, thực tế là không phải.

Chim Toucans – chim có răng không

Có hơn 40 loài chim Toucans trên Thế giới với những đặc điểm như thân, cánh ngắn, mỏ lớn, nhiều màu sắc… Cũng giống chim cánh cụt, mỏ của chim Toucans cũng được tạo thành do keratin và có các kết cấu hình răng cưa trông như những chiếc răng.

Kết luận

Như vậy, sau một hồi ngược dòng từ hiện tại về quá khứ, chúng ta đã biết được câu trả lời cho vấn đề chim có răng không. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn thỏa mãn được sự tò mò và mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanhn. Theo dõi Palda mỗi ngày để không bỏ lỡ bất cứ kiến thức thú vị khác nhé!

Bài viết liên quan