Adobe RGB là gì? Các chuẩn màu thường gặp

17 Tháng Mười Một, 2020 0 Quanseo

Adobe RGB là sự mô phỏng màu dựa theo tiêu chuẩn thường được dùng trong ngành công nghiệp in ấn. Trong không gian màu này có nhiều màu sắc, không gian màu tiêu chuẩn cho các dòng thiết bị, máy ảnh kỹ thuật số. Tiêu chuẩn cũng được bổ sung vào các chi tiết kỹ thuật máy ảnh kỹ thuật số và một không gian màu tùy chọn xuất xứ từ DCF2.0/Exif2.21. Vậy định nghĩa Adobe RGB là gì? Có những chuẩn màu nào chúng ta thường gặp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới này nhé.

adobe rgb là gì

Chuẩn màu được ứng dụng trên nhiều thiết bị

Định nghĩa Adobe RGB là gì?

Adobe RGB là gì? – Là các dải màu tiêu chuẩn. Nó có thể được xem như các hệ quy chiế, để ước lượng đến mức tương đối khả năng thể hiện màu sắc trên các thiết bị ghi hình, hiển thị và in ấn kỹ thuật số.

Độ bao phủ màu sắc hay dải màu (color gamut) là một thuật ngữ chỉ tập hợp con. Chúng nằm trong giới hạn của các màu sắc ở thực tế, biểu hiện bằng khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số. 

Về cơ bản, độ bao phủ màu hay dải màu càng lớn thì màn hình trên các thiết bị sẽ có khả năng thể hiện màu sắc trong không gian màu rộng lớn hơn, thành phẩm cho màu sắc rực rỡ và chuộng mắt hơn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những loại màn hình khác nhau. Độ bao phủ màu lớn là một trong những điều kiện tiên quyết hỗ trợ một chiếc màn hình của thiết bị. Chúng sẽ mang lại sự trải nghiệm tốt hơn khi bạn chơi game và cung cấp một không gian màu đủ lớn trong quá trình làm việc.

dải màu adobe rgb

Adobe RGB là các dải màu tiêu chuẩn

Phân loại các chuẩn màu thường gặp

Hiện nay, các chuẩn màu được phân loại thành những tiêu chuẩn sau đây, để người sử dụng thuận tiện khi phân biệt không gian màu sắc ở các thiết  bị mà mình đang dùng.

sRGB 

sRGB là chuẩn màu truyền thống và phổ biến nhất. Từ hệ thống camera đến màn hình máy tính và trên TV. Chắc hẳn trong thực tế, bạn đã từng gặp qua chuẩn sRGB. Tại đầu vào và đầu ra của sRGB chỉ có quãng thời gian trễ rất ngắn hoặc có sự khác biệt rất nhỏ. Chính nhờ vào những lợi ích này, tiêu chuẩn màu sRGB đã trở thành chuẩn màu thông dụng như hiện nay.

Adobe RGB

Từ năm 1998, tập đoàn phần mềm Adobe đã công bố chuẩn màu Adobe RGB với độ phủ màu hoạt động lớn hơn so với chuẩn màu kiểu truyền thống sRGB. Với sức ảnh hưởng của Adobe và bộ phần mềm sáng tạo này đã nhanh chóng được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị kỹ thuật đồ họa và công nghệ in ấn.

Hiện nay, chuẩn Adobe RGB thường được sử dụng cho những màn hình chuyên dụng trong đồ họa. Bởi vì khi đó đồ họa mới có thể đạt được gần đủ hoặc đủ 100% độ phủ màu.

Nếu như bạn là dân đồ họa hardcore chuyên nghiệp thì sử dụng một chiếc màn hình được trang bị chuẩn màu Adobe RGB sẽ cực kỳ lý tưởng.

chuẩn màu adobe rgb

Các loại chuẩn màu thường gặp

DCI-P3

Vào năm 2010, SMPTE đã đưa ra DCI-P3 chuẩn màu, để làm tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp điện ảnh tại Hoa Kỳ. Độ phủ màu của chuẩn màu này nhỏ hơn Adobe RGB và lớn hơn sRGB.

Bởi vì là chuẩn màu của điện ảnh Mỹ. Đây được coi cha đẻ của đa số các bộ phim bom tấn hiện na. Từ đó, những màn hình vận hành theo chuẩn màu này thường có chất màu tối ưu trong việc xem phim. Người sử dụng có thể xem phim Blue-Ray trên một chiếc màn hình 4K và độ phủ màu khoảng trên 90% DCI-P3, nên bạn hoàn toàn có những trải nghiệm đã mắt.

Trong những năm gần đây, DCI-P3 đã trở thành trải nghiệm tương đối tốt đối với những chiếc màn hình gaming cao cấp. Do chúng sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho các game thủ.

NTSC

Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền hình Quốc gia (viết tắt là NTSC) đã tạo ra chuẩn màu riêng. Họ luôn hy vọng chuẩn màu NTSC sẽ trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các chương trình truyền hình mới và sắp được sản xuất. 

Chuẩn màu NTSC tương đối phù hợp với Adobe RGB. Tuy vậy, chúng chỉ hơi khác nhau về quy trình tạo màu xanh dương và đỏ. Dù vẫn chưa trở thành tiêu chuẩn cho hệ thống vô tuyến truyền hình, chuẩn màu này đã có được vị trí thích hợp trong phân khúc màn hình chuyên được sử dụng trong công việc chỉnh sửa ảnh và video.

ntsc adobe rgb

Chuẩn màu phù hợp với từng công cụ

EBU

Tương tự như NTSC, chuẩn màu EBU hay Liên hiệp Phát sóng châu Âu luôn mong muốn tạo ra chuẩn màu riêng. Chuẩn màu EBU thường sẽ tập trung vào lĩnh vực nhiếp ảnh hay thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video. 

Với sự xuất hiện này, EBU tạo ra độ phân giải cực cao và dải màu rộng hơn.  Trong đó gồm màn hình 4K. Kể từ khi được công bố, chuẩn màu EBU đã bắt đầu tìm được vị trí của mình bên ngoài thị trường và được dùng trong những sản phẩm tiêu dùng thông dụng hơn.

Như vậy qua nội dung trên, bạn đã biết Adobe RGB là gì? Từ đó bạn có thể phân loại được các chuẩn màu và ứng dụng phổ biến trong các thiết bị, cũng như công việc của mình.

 

Bài viết liên quan