Trong hệ mặt trời hành tinh nào được khám phá đầu tiên?

2 Tháng Tư, 2021 0 thanh12

Trong hệ mặt trời hành tinh nào được khám phá đầu tiên là vấn đề được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để biết hành tinh đầu tiên được khám phá là hành tinh nào, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây!

Hành tinh đầu tiên được khám phá trong hệ mặt trời

Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh nào được khám phá đầu tiên?

Tìm hiểu trong Hệ Mặt Trời hành tinh nào được khám phá đầu tiên?

Hành tinh đầu tiên được khám phá trong Hệ Mặt Trời đó chính là Sao Thủy.  Sự tồn tại của Sao Thủy được ghi nhận sớm nhất từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên (TCN). Vào ngày 7/11/1963, nhà thiên văn học người Pháp Pierre Gassendi lần đầu quan sát thấy Sao Thủy qua kính thiên văn. 

Ngày 29/3/1974, Tàu Mariner 10 lần đầu bay qua Sao Thủy và chụp được hình ảnh Sao Thủy có hình bán nguyệt. Sau Mariner 10, vào ngày 3/8/2004, NASA tiếp tục phóng con tàu thứ 2 mang tên Messenger thăm dò Sao Thủy.

Sao Thủy hay còn được gọi Thủy tinh. Người La Mã đặt tên cho hành tinh là Mercurius, theo tên của vị thần liên lạc, đưa tin nhanh chóng; trong thần thoại Hy Lạp, vị thần này có tên là Hermes. Tên tiếng Việt của Sao Thủy có nguồn gốc dựa theo hành thủy trong Ngũ hành của Trung Quốc.

Sao Thủy -  Hành tinh được khám phá đầu tiên trong Thái Dương hệ

Sao Thủy –  Hành tinh được khám phá đầu tiên trong Thái Dương hệ

Hành tinh này chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng của Trái đất một chút. Thủy tinh là hành tinh nằm gần nhất với Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo khoảng 88 ngày Trái đất. Bán kính Sao Thủy là 2347,7km, khối lượng 3,3022 x 1023kg và có hình cầu dẹt. 

Trên Sao Thủy dường như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch. Điều này khiến bề mặt của hành tinh này nhìn như bị rỗ, với các hố lớn, giống như trên Mặt Trăng. Sao Thủy không có sự biến đổi về thời tiết theo mùa như các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Nếu nhìn từ Trái Đất, Sao Thủy có chu kỳ giao hội trên quỹ đạo xấp xỉ 116 ngày và nhanh hơn hẳn so với những hành tinh khác. Và trục nghiêng của Sao Thủy có độ nghiêng được xếp vào loại nhỏ nhất khoảng 1/30 độ, nhưng độ lệch tâm quỹ đạo lại lớn nhất.

Sao Thủy này chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng của Trái đất một chút

Sao Thủy “khét tiếng” nóng như lửa nhưng vẫn có băng

Trong các hành tinh thuộc Thái Dương hệ, Sao Thủy “khét tiếng” nóng như lửa, bởi đây là hành tinh ở gần mặt trời nhất. Sao Thủy có quỹ đạo từ 46 đến 70 triệu km (28 đến 43 triệu dặm) từ Mặt Trời, đây là hành tinh nhỏ nhất nhưng chịu tác động mạnh nhất từ các tia sáng Mặt trời. 

Theo NASA, hành tinh nhỏ bé này nằm phải chịu nhiệt độ khắc nghiệt nhất so với các hành tinh khác trong Thái Dương hệ. Mặt ban ngày nhiệt độ lên tới 427ºC (800ºF). Ngược lại, mặt ban đêm giá lạnh có nhiệt độ khoảng âm 180ºC (âm 290ºF). Nhiệt độ trung bình của Thủy Tinh là 167ºC (332ºF).

Các nhà khoa học từng cho rằng chỉ có một mặt duy nhất của Sao Thủy đối diện với Mặt Trời, trường hợp này biết đến như là khóa thủy triều (tidal locking). Bởi Sao Thủy nằm rất gần với Mặt Trời, bề mặt hành tinh này lồi lõm, gồ ghề, có đá hướng về phía Trái Đất tại các điểm khác nhau trong quỹ đạo.

Ảnh chụp Sao Thủy từ NASA

Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu hơn tiết lộ thêm rằng hành tinh này quay rất chậm. Khi lấy các ngôi sao cố định làm hệ quy chiếu thì Thủy tinh chỉ quay được ba vòng quanh trục trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời. Sao Thủy chỉ được quay một vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo của mình trong hệ quy chiếu quay theo quỹ đạo chuyển động,

Thời gian một năm ban ngày, Mặt Trời di chuyển từ chân trời phía Đông sang phía Tây với tốc độ rất chậm. Trong khi đó Thủy Tinh đã hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời, đi qua cả điểm cận nhật và viễn nhật. Tại điểm cận nhật, cường độ ánh sáng chiếu lên bề mặt Sao Thủy cao gấp hai lần khi ở điểm viễn nhật. Có những điểm trên bề mặt tại điểm cận nhật bị Mặt Trời chiếu sáng liên tục cả “ngày”, do vậy những nơi này trở nên rất nóng.

              Ι   Xem thêm: jupiter là sao gì? Top 10 điều thú vị bạn nên biết về loại sao này

Sự chênh lệch nhiệt độ lúc cận nhật và viễn nhật còn tăng theo sự biến đổi tốc độ chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời Sao Thủy. Khi tiến đến điểm viễn nhật và gần cận nhật, vận tốc quỹ đạo của Thủy Tinh cao hơn. Lúc này, khi nhìn từ Mặt Trời, ta sẽ thấy một mặt bán cầu Sao Thủy hướng về phía Mặt Trời, giống với bán cầu Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Bán cầu hướng về Mặt Trời trong thời gian càng lâu, càng làm tăng bức xạ chiếu lên bán cầu trong thời điểm ở gần điểm cận nhật.

Sao thủy cực nóng nhưng vẫn có băng???

Với khối lượng quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức để bảo tồn bầu khí quyển của mình, các nguyên tử trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào không gian do sức hút của trọng lực quá yếu. Hơn nữa, Sao Thủy là hành tinh nóng và có bầu khí quyển mỏng nhất. Bầu khí quyển là “vũ khí” bảo vệ một hành tinh, giữ nhiệt không rò rỉ vào không gian. Nếu không có bầu khí quyển hoặc bầu khí quyển quá mỏng, Sao Thủy hay bất cứ hành tinh nào cũng bị mất nhiệt vào không gian, thay vì chia sẻ nhiệt độ với mặt ban đêm.

Hiện tượng này trên Sao Hỏa cũng gần giống với “Hiệu ứng nhà kính” ở Trái Đất. Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn từ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển, chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, Khi đó mặt đất hấp thụ bức xạ, mặt Trái Đất nóng lên và bức xạ sóng dài trở lại vào khí quyển để CO₂ hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng lên.

Sự thay đổi nhiệt độ trên Sao Hỏa khá giống với hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”

Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết được hành tinh đầu tiên được khám phá trong Hệ Mặt Trời đó chính là Sao Thủy. Mọi người thường cho rằng Sao Thủy là hành tinh nóng nhất, điều này có đúng hay không? Cùng đón đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi để khám phá thêm về vấn đề này nhé!

Bài viết liên quan