Giải thích hiện tượng cầu vồng tròn quanh mặt trời

3 Tháng Tư, 2021 0 thanh12

Hiện tượng cầu vồng tròn quanh mặt trời xuất hiện nhanh chóng trở thành đề tài bàn luận của nhiều người trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng quầng sáng cầu vồng tròn đó rất hiếm gặp, đây vốn là hiện tượng thiên nhiên có 1-0-2 trên Trái đất. Số khác khẳng định đây có thể là một “điềm báo” của “Mẹ Thiên nhiên”.

Vòng tròn bao quanh Mặt Trời xuất hiện từ đâu?

Lý giải hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời?

Vậy thực hư của câu chuyện xuất hiện cầu vồng tròn quanh Mặt Trời ra sao? Cầu vồng tròn quanh Mặt Trời xảy ra là do tác dụng của tầng khí quyển. Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần Mặt Trời thường xảy ra tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao nhau. Khi đó, không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời. 

Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào, những tinh thể băng này sẽ tạo thành một vòng tròn với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao quanh Mặt Trời khi bị khúc xạ mạnh. 

Hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời là gì?

Hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời là gì?

Trên thực tế, quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt Trời xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22º; và được gọi là “Hào quang 22º”. Theo đó, bạn có thấy rõ quầng hào quang khi mắt ở góc 22º với Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Trường hợp khuyết sẽ xuất hiện nửa vòng tròn, với tâm là Mặt Trời hay Mặt Trăng.

“Quầng Mặt Trời” – Hiện tượng quang học thú vị

Quầng hào quang là những vòng ánh sáng bao quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng, thường xuất hiện khi có một lớp mây ti mỏng xuất hiện trên bầu trời. Hiện tượng này không phải ngẫu nhiên mà có; đây là sự kết hợp giữa hóa học, vật lý và hình học – nguyên nhân chính tạo ra quầng mặt trời. 

Bầu khí quyển pha trộn giữa nhiều loại khí như oxi, nitơ và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đọng, sau đó đông cứng thành tinh thể băng. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua tinh thể băng sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ, tương tự như hiện tượng xảy ra khi ánh sáng chiếu qua một lăng kính.

               Ι   Xem thêm: Trong hệ mặt trời hành tinh nào được khám phá đầu tiên?

Theo nghiên cứu của Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, tinh thể băng hình lục giác có hướng ngẫu nhiên với đường kính chưa đến 20,5 micromet. Những tinh thể này chịu trách nhiệm sản sinh quầng hào quang có thể quan sát thấy trên bầu trời. Kích thước và dạng hình học cho phép ánh sáng trải qua hai lần khúc xạ hoặc uốn cong khi chiếu qua tinh thể băng.

Sau khi hoàn thành lần khúc xạ thứ hai trên bầu trời sẽ xuất hiện ánh sáng dưới dạng hào quang. Quá trình này diễn ra với mọi nguồn sáng, như vậy quầng mặt trăng cũng được hình thành dựa trên những điều kiện tương tự, quá trình cũng giống cách mặt trời hình thành. Đây là lý do vì sao màu sắc của quầng hào quang đôi khi trông giống với cầu vồng.

Hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời còn gọi là quầng hòa quang

Quầng Mặt trời hay còn được gọi là quầng hào quang

Theo phân tích của các chuyên gia, khi xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng xuất hiện vầng hào quang như cầu vồng. Hiện tượng thiên nhiên này là dấu hiệu dự báo thời tiết những ngày tới sắp có mưa hoặc nhiều gió. Bởi quầng hào quang là do tinh thể băng để hình thành, thường xuất hiện trong những đám mây ti ở độ cao lớn. 

Những đám mây này kéo đến từ nhiều ngày trước khi có khối khí nóng hoặc lạnh mang mưa đến. Và tất nhiên không phải mọi đám mây ti đều đi kèm bão. Một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu để thông báo rằng lượng nước ở thượng quyển gia tăng. 

Hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời có hiếm gặp không?

Hiện tượng tự nhiên này thường xảy ra vào những ngày trời trong và nắng nóng. Lúc này, xung quanh Mặt Trời sẽ xuất hiện một vầng sáng to bao quanh gồm nhiều màu. Hiện tượng này không hề hiếm gặp nhưng với tần suất tương đối ít; khi xuất hiện, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều giờ liền. 

Nhiều người khi nhìn thấy sẽ phải trầm trồ trầm trồ trước hiện tượng quang học vô cùng đặc biệt này. Và để quan sát kỹ hơn bạn có thể chụp ảnh và quay phim lại để có thể quan sát dễ dàng hơn về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Khung cảnh vòng tròn cầu vồng ôm trọn Mặt Trời

Khung cảnh vòng tròn cầu vồng ôm trọn Mặt Trời như một bức tranh được “vẽ” lên bầu trời

Quầng sáng trình tròn quanh Mặt Trời có phải “Cầu Vồng”?

Thực tế, các vầng sáng lớn bao quanh Mặt Trời không phải là cầu vồng tròn 7 sắc như chúng ta thường thấy. Đây chỉ đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học khúc xạ ánh sáng trong tự nhiên.

Hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến vào ban ngày, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng; khi ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 – 8km. Do tầng mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ sẽ khiến quầng sáng xuất hiện với đủ sắc màu y hệt 7 sắc cầu vồng hay thấy. 

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt hai hiện tượng trên đó là cầu vồng và “quầng Mặt trời” có sự sắp xếp màu sắc trái ngược nhau. Theo đó, cầu vồng tròn có màu từ ngoài vào trong là đỏ – cam – vàng – lục- lam – chàm – tím. Còn màu của quầng Mặt Trời được sắp xếp theo thứ tự màu ngược lại.

7 săc cầu vồng

Cầu vồng có màu từ ngoài vào trong là đỏ – cam – vàng – lục – lam – chàm – tím

Với những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn quý vị và các bạn đã có thêm hiểu biết về hiện tượng cầu vồng tròn quanh Mặt Trời. Theo đó, hiện tượng này hoàn toàn không liên quan tới các điềm báo, điềm xấu hay cảnh báo gì đến thảm họa, UFO hoặc điều may mắn như nhiều người liên tưởng. Việc quan sát được quầng sáng rõ sẽ giúp chúng ta biết được thời tiết tốt chứng tỏ thời tiết tốt, nắng, khô ráo hay quang đãng.

Bài viết liên quan