Có những phương pháp xử lý gỗ tự nhiên nào? Vì sao phải ngâm gỗ xuống nước để chống mối, mọt?

18 Tháng Mười, 2019 0 Quynh YP

Gỗ tự nhiên là một trong những sản phẩm có thể chế tác nên rất nhiều dụng cụ, đồ dùng được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Tuy nhiên, thành phần trong gỗ tự nhiên có một lượng đường, tinh bột và nước nhỏ. Đây là tác động để côn trùng như mối, mọt, nấm… xâm hại thân gỗ.

Làm thế nào để xử lý tình trạng côn trùng xâm hại này? Có những phương pháp nào để cải thiện tình hình trên? Vì sao nhiều người lựa chọn phương pháp ngâm gỗ xuống nước?

Gỗ tự nhiên là gì?

Gỗ tự nhiên là loại gỗ có trong những khu rừng tự nhiên hay tại những loài cây lấy gỗ có thân cứng được khai thác bằng hình thức trực tiếp. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất các đồ dùng nội thất mà không cần phải chế biến gỗ qua các giai đoạn thành các vật liệu khác. Trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ tự nhiên là chất liệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Vì sao phải ngâm gỗ xuống nướcGỗ tự nhiên có trong rừng nguyên sinh

Nét đặc trưng của gỗ tự nhiên đó là vẻ đẹp tự nhiên, tuổi đời của gỗ được tính theo vân gỗ, nhiều người ví vân gỗ như vân tay của con người. Những loại gỗ tự nhiên khi được gia công cẩn thận có độ bền rất cao. Có một số loại gỗ được tính giá trị dựa trên giá trị sử dụng theo thời gian.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Phương pháp bảo quản gỗ như thế nào để sử dụng lâu bền?

Một số phương pháp xử lý gỗ tự nhiên chống mối, mọt

Khi gỗ đã được xử lý bằng biện pháp nào thì vẫn có thể bị nấm, mối, mọt thâm nhập. Tuy nhiên, nếu quy trình xử lý chống mối, mọt tốt thì gỗ được bảo quản nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc của côn trùng và môi trường ẩm ướt để làm tăng độ bền của các sản phẩm được làm từ gỗ. Hiện nay, xử lý gỗ tự nhiên gồm 2 phương pháp phổ biến như sau:

Phương pháp thủ công – ngâm gỗ xuống nước

– Phương pháp xử lý chống mối, mọt của người Ai Cập cổ xưa: ngay từ thời kỳ sơ khai của người Ai Cập xưa thì họ đã sử dụng nhựa để bảo vệ gỗ nhằm chống lại sự xâm hại của côn trùng và mục nạt do mối mọt gây ra giúp công trình xây dựng lâu bền.

– Cách xử lý của người Việt Nam: từ rất lâu, người Việt ta đã biết bảo quản gỗ, tre bằng cách ngâm xuống ao, hồ hoặc gác trên bếp lửa để chống mối mọt. Thời gian ngâm tre, gỗ ít nhất khoảng 1 năm.

Vì sao phải ngâm gỗ xuống nướcNhững tấm gỗ được chế tạo từ gỗ tự nhiên

Để xử lý gỗ tránh bị mối mọt, nấm mốc xâm nhập thì nhiều người đã chọn phương pháp truyền thống là ngậm xuống nước bởi:

+ Khi được ngâm xuống nước thì các chất dinh dưỡng như đường, tinh bột… trong gỗ được phân hủy mà chỉ còn lại các chất chủ yếu như hemixenlulo, xenlulo hay linhin.

+ Phương pháp ngâm trong nước không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

+ Mọi người đều có thể ngâm gỗ được mà không cần đòi hỏi kỹ thuật.

+ Không mất chi phí đầu tư, dụng cụ ngâm tẩm.

Vì sao phải ngâm gỗ xuống nướcNgâm gỗ dưới nước là phương pháp thủ công

Giữ gìn gỗ tự nhiên bằng hóa chất

Phương pháp xử lý gỗ để chống mối mọt bằng hóa chất so với phương pháp thủ công thì đem lại hiệu quả cao mà có thể xử lý được một lượng lớn gỗ chỉ trong thời gian ngắn.

Những thiết bị dùng để ngâm tẩm áp lực chân không là phương pháp xử lý gỗ bằng hóa chất. Quy trình xử lý gỗ tự nhiên bằng hóa chất:

– Trong bể ngâm, lấy một lượng hóa chất vừa đủ để hòa tan theo tỉ lệ được nhà sản xuất hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

– Đối với những chi tiết, bề mặt gỗ đã bị cưa cắt thì cần phun đẫm dung dịch ngâm ướt, bởi chỉ cần những góc nhỏ thì mối mọt cũng có thể xâm hại vào, làm hỏng gỗ. Đồng thời, bạn cần chú ý luôn ngâm gỗ ở bên dưới mép của lượng dung dịch.

– Một đợt ngâm tối thiểu trong vòng 24 giờ.

– Thời gian ngâm gỗ tối đa cho một đợt là 72 giờ hoặc có thể lâu hơn, tùy theo từng loại gỗ hoặc nhu cầu của thợ kỹ thuật. Đối với những loại gỗ cứng, lâu năm thì cần thời gian ngâm càng lâu dài hơn.

– Sau khi gỗ được phun dung dịch thì cần phải đặt ở những nơi thoáng gió.

Vì sao phải ngâm gỗ xuống nướcPhun dung dịch hóa chất để bảo vệ gỗ

Lưu ý khi xử lý gỗ tự nhiên bằng hóa chất

– Trang bị đầy đủ dụng cụ, đồ bảo hộ trước khi xử lý gỗ.

– Phương pháp xử lý này chỉ dành cho những kỹ thuật viên có chuyên môn hoặc nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, bảo quản gỗ.

– Xử lý ở những vị trí, địa hình thông thoáng, không có người.

– Để xa tầm tay trẻ nhỏ.

– Không đổ dung dịch hóa chất xuống nguồn nước.

Xem thêm >>> Vì sao nên sử dụng máy sấy khí?

Như vậy, có hai phương pháp xử lý gỗ tự nhiên đó là truyền thống và hóa chất. Bạn có thể sử dụng một phương pháp bất kì như ngâm gỗ xuống nước để áp dụng xử lý gỗ nhằm đảm bảo được độ bền của gỗ với khả năng chống mối, mọt xâm hại làm hỏng gỗ hay những món đồ nội thất được chế tác từ gỗ.

 

 

 

Bài viết liên quan