[Giải đáp] Loài nào nhiều răng nhất? 

31 Tháng Tám, 2022 0 Tuong Nguyen

Thế giới tự nhiên luôn tồn tại nhiều điều bí ẩn thú vị, bạn có biết loài nào nhiều răng nhất không? Bạn đang nghĩ đến cá sấu, cá mập…? Cả 2 loài này đều không phải sinh vật nhiều răng nhất trên trái đất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được sinh vật này nhé!

Ốc sên có nhiều răng nhất trên trái đất

Khi được hỏi loài nào nhiều răng nhất không ít người đưa ra đáp án là cá sấu, cá mập hay cá nhám voi… nhưng trên thực tế loài sinh vật nhiều răng nhất là ốc sên. Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học thì ốc sên có khoảng 2.000 đến 15.000 chiếc răng siêu nhỏ (hay còn được gọi và răng vi).

Loài nào có nhiều răng nhất trên thế giới

Ốc sên là loài nào có nhiều răng nhất trên thế giới

Những chiếc răng siêu nhỏ này của ốc sên được cấu thành từ chất chitin – một chất tạo thành bộ xương ngoài của các loài động vật chân đốt. Chất này đã giúp cho các chiếc răng ốc sên có hình dáng và cứng.

Răng của ốc sên mọc thành hàng trên các thớ cơ và được gọi là Radula – một cơ quan tương tự như lưỡi người. Nó được dùng để cạo đá để lấy vi tảo, cạo thực vật hay thâm trí là động vật khác để làm thức ăn. Như vậy chúng ta có thể thấy răng ốc sên không dùng để nhai thức ăn hay để cắn con mồi như các động vật ăn thì mà nó dùng để nạo, bào mỏng thức ăn.

Theo một cuộc thí nghiệm được thực hiện bởi Khoa Kỹ thuật Đại học Portsmouth ở Greɑt Britain, răng của ốc sên mặc dù nhỏ nhưng có sức chống chịu mạnh tương đương với những vật liệu có độ cứng cao do con người sản xuất. Sở dĩ những chiếc răng này có độ bền như vậy là do có các sợi khoáng chất ép chặt vào một cấu trúc vững chắc. Các nhà khoa học ước tính độ bền trung bình của một chiếc răng ốc sên là 5GPa, tương đương với áp lực để biến carbon trở thành kim cương.

ốc sên có khoảng 2.000 đến 15.000 chiếc răng siêu nhỏ

Ốc sên có khoảng 2.000 đến 15.000 chiếc răng siêu nhỏ

Top động vật có xương sống có nhiều răng nhất

Chúng ta đã biết được loài vật có nhiều răng nhất trên trái đất là ốc sên – động vật không xương sống lên tới 15.000 chiếc. Vậy còn ở động vật có xương sống thì sao? Loài động vật có xương sống nào nhiều răng nhất? Cùng chúng tôi khám phá điều này ngay dưới đây nhé!

Top 1: Cá Lingcod (500 răng)

Cá Lingcod thuộc họ các xanh (greenling) có tên khoa học là Hexagrammidae. Loài cá này sinh sống ở Bắc Mỹ, chúng được tìm thấy ở các rìa đá bờ Tây với độ sâu từ 10 đến 1000m. Kích thước cơ thể trung bình của cá mú bông là dài 70cm, nhưng cũng có những con dài tới 1m.

Loài cá này nổi tiếng với việc thịt của chúng có màu xanh thay vì màu trắng như những loài cá khác. Tuy nhiên, thực tế chỉ khoảng 20% các Cá Lingcod có thịt màu xanh đặc biệt. Giải thích vì điều này có nhiều giả thuyết cho rằng do chúng thường xuyên ăn các loài vật chứa nhiều chất diệp lục. Song các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra được lý giải về cơ chế đổi màu thịt của loài cá đặc biệt này.

Cá Lingcod là động vật có xương có răng nhiều nhất

Cá Lingcod có số lượng răng lên đến 500 chiếc

Điều đáng chú ý nữa của loài cá này đó chính là chúng có đến 500 chiếc răng sắc nhọn, đủ mạnh để có thể nghiền nát các loài động vật giáp xác. Điều này cho phép chúng có thể ăn mọi thứ từ mực trơn cho đến những con cua có lớp vỏ dày cứng. Để giữ được hàm răng luôn sắc nhọn loài cá này thay một số lượng lớn răng mỗi ngày.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B đã chỉ ra rằng loài này thay thế khoảng 3% lượng răng mỗi ngày, tương đương với khoảng 20 cái răng sẽ rụng và mọc lại trong ngày. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện được quá trình thay răng ở các lingcod giống như ở người, tức là răng rụng ra sẽ được thay thế bằng răng cùng loại.

Top 2: Cá nhám voi (hơn 300 răng)

Cá nhám voi hay còn được gọi là cá mập voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối). Đây là loài cá nắm giữ nhiều kỷ lục nhất về kích thước trong thế giới loài vật, tiêu biểu nhất đó là danh hiệu động vật có xương sống không phải thú lớn nhất còn tồn tại đến hiện nay. Bên cạnh đó thì nó còn được xếp vào top những loài nhiều răng nhất trên thế giới. Dưới đây là một số thông tin về loài cá này.

Cá nhám voi có đến 300 cái răng

Cá nhám voi có đến 300 cái răng

Cá nhám voi thích những nơi ấm áp, chúng thường được tìm thấy ở các vùng nước nhiệt đới. Tuy nhiên cũng có một số cá nhám voi được phát hiện ở những vùng nước biển lạnh hơn như ngoài khơi bờ biển New York. Một con cá nhám voi trưởng thành có thể dài tới 12m, tuy nhiên trung bình chúng chỉ dài khoảng 5,5m – 10m và có trọng lượng khoảng 18,7 tấn.

Về đặc điểm hình thể cá nhám voi có phần đầu phẳng và có một mõm tù ở phía trên của miệng. Những sợi râu ngắn các sợi râu nhô ra từ lỗ mũi chính là cơ quan cảm giác của chúng. Lưng và hai bên cạnh của cá nhám voi có màu xám tới màu nâu cùng với những đốm trắng và sọc màu xám xanh. Phần bụng của chúng có màu trắng. Có một điều đặc biệt đó là hình dạng các đốm trắng của mỗi con cá nhám voi là duy nhất điều này giống với dấu vân tay của con người.

Miệng của loài cá này rộng khoảng 1,5 m và có đến hơn 300 cái răng. Mắc dù có nhiều răng nhưng cá nhám voi không dùng để nhai, xe thức ăn như những loài động vật khác mà dùng để lọc thức ăn. Khi ăn chúng mở miệng, để nước đi vào bên trong, tiến hành lọc thức ăn và phun nước cùng với các mảnh vỡ. Sinh vật phù du là nguồn thức ăn chính của cá nhám voi, chúng cũng ăn tôm, tảo và các thực vật biển khác như cá mòi, cá thu, cá cơm, mực, cá ngừ cá ngừ vây dài…

Top 3: Cá heo (80 – 252 răng)

Cá heo cũng là một trong những loài vật có nhiều răng nhất trên thế giới. Đây là loài động vật có vú sống ở đại dương và sông nước. Chúng có mặt trên toàn thế giới, thường cư ngụ ở những vùng biển nông của thềm lục địa. Cá heo được xếp vào nhóm những động vật thông minh nhất. Chúng được biết đến nhiều trong nền văn hóa loài người bở có hình hình dáng và thái độ thân thiện.

Cá heo

Cá heo cũng là 1 trong những loài có nhiều răng nhất

Hiện có 43 loài cá heo được tìm thấy trên toàn thế giới. Cá heo sống chủ yếu tại những vùng nước mặn tuy nhiên cũng có một số loài sống ở sông. Theo thống kê hiện nay có có 38 loài cá heo sống ở biển và có 5 loài cá heo sống ở sông. Có rất nhiều sự khác biệt giữa các loài cá heo, số lượng răng của chúng là một ví dụ. Trung tâm Nghiên cứu Cá heo cho biết số răng của các loài cá heo là khác nhau loài ít nhất là 80 và loài có nhiều nhất lên đến 250 chiếc. Trong đó cá heo mũi chai Đại Tây Dương có 80 đến 100 chiếc răng.

Răng của cá heo có hình nón chứ không sắc nhọn như những loài cá khác. Chúng không dùng răng để nhai mà thay vào đó dùng để bẫy con mồi trước khi nuốt trọn con mồi. Cá heo không kén ăn, chúng rất cơ hội, ăn bất kỳ loài cá nào đang có sẵn cho chúng.

Top 4: Cá sấu (60 – 100 răng)

Cá sấu là loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới của châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Thức ăn của chúng tương đối đa dạng, chủ yếu là động vật có vú và cá. Chúng là một trong những “tay săn mồi cừ khôi” của tự nhiên với lực cắn mạnh lên con mồi. Đây cũng là một trong những động vật có nhiều răng nhất, khoảng 60 đến 110 cái tuỳ loài. Cụ thể, cá sấu lùn có 60 cái, cá sấu nước mặn có 66 cái (18 ở mỗi bên hàm trên và 15 ở mỗi bên hàm dưới) cá sấu Gharial có 110 cái…

Cá sấu

Cá sấu với hàm rất nhiều răng

Chúng không dùng răng để nhai thức ăn mà dùng để cắn và xé thịt con mồi sau đó nuốt thẳng phần lớn con mồi xuống dạ dày. Hàm của cá sấu được thiết kế để nắm và giữ chắc con mồi. Răng của chúng có hình nón, răng của hàm trên và hàm dưới xen kẽ với nhau khi hàm đóng kín. Răng của cá sấu thường dễ bị mất đi trong các trận chiến với con mồi, nhưng điều này không đáng lo ngại vì bên dưới mỗi cái răng đều có sẵn răng thay thế để lấp chỗ trống. Cá sấu sẽ thay răng theo chu kỳ 20 tháng 1 lần, việc thay răng có thể chậm lại khi cá sấu già, khi quá già chúng sẽ ngừng thay răng.

Top 5: Cá nhà táng (52 răng)  

Cá nhà táng hay còn được gọi là Physeter macrocephalus, đây là loài còn sống duy nhất của chi Physeter. Cá nhà táng hiện sống ở các đại dương trên khắp thế giới và phạm vi hoạt động của chúng bao phủ hầu hết những vùng nước biển sâu khoảng 1.000m và không có băng bao phủ. Loài vật này có kích thước to lớn, con đực có thể dài tới 18m và có trọng lượng lên tới 57 tấn. Con cái có kích thước nhỏ hơn, dài tối đa 11m và nặng khoảng 15 tấn.

Cá nhà táng

Cá nhà táng

Đầu của cá nhà táng chiếm khoảng ⅓ chiều dài toàn bộ cơ thể của chúng. Đây là loài cá có hàm dưới hẹp và chứa tất cả các răng. Răng của cá nhà táng có hình nón và có kích thước đáng kinh ngạc. Mỗi chiếc có thể dài tới 20cm và nặng đến 1kg. Chúng có từ 18 đến 26 răng ở mỗi bên của hàm dưới và những chiếc răng này sẽ khớp vào các lỗ ở hàm trên. Răng của cá nhà tàng có một số chức năng nhất định trong đời sống của chúng nhưng dường như những chiếc răng này không thật sự cần thiết cho việc săn bắt và ăn thịt các loài như mực. Một giả thuyết đã được đặt ra đó là răng của cá nhà táng được sử dụng trong các cuộc tỉ thí giữa những con đực. Họ nhận thấy cá đực trưởng thành có những vết sẹo trên người mà nguyên nhân dẫn đến rất giống với việc bị cắn.

Top 6: Cá voi sát thủ (48 đến 52 răng)

Cá Voi sát thủ thuộc dòng cá Voi có kích thước trung bình của bộ cá Voi. Chiều dài tối đa của loài cá này khoảng 32 feet, và trọng lượng tối đa của chúng lên đến 11 tấn. Tuy nhiên trung bình một con cá Voi sát thủ khi trưởng thành sẽ có chiều dài từ 6 – 9m và có cân nặng dao động trong khoảng từ 3 – 4,5 tấn. Loài cá Voi này dù có kích thước lớn to lớn nhưng tốc độ của chúng lại rất đáng kinh ngạc. Cá voi sát thủ có thể đạt đến tốc độ là 56km/h.

Cá voi sát thủ

Cá voi sát thủ

Cá Voi sát thủ thuộc dòng voi có răng, chúng có tổng cộng 48 đến 52 chiếc răng ở hai hàm trên và dưới. Răng của cá voi sát thủ dài tới 4 inch. Mặc dù chúng có răng to khỏe và sắc nhọn nhưng chúng không nhai thức ăn mà sử dụng răng để bắt và xé con mồi. Cá voi sát thủ con mọc những chiếc răng đầu tiên trong đời khi được 2 đến 4 tháng tuổi. Về hình dáng răng của chúng có hình nón và có cơ chế sắp xếp hợp lý.

 Top 7: Gấu (42 răng)

Gấu là những loài động vật có vú ăn thịt thuộc Ursidae. Chúng được xếp vào phân bộ dạng chó. Mặc dù hiện nay chỉ có 8 loài gấu còn sinh tồn nhưng chúng rất phổ biến và xuất hiện ở nhiều môi trường sống khác nhau trên khắp Bắc Bán Cầu và một phần ở Nam Bán Cầu. Gấu được tìm thấy trên các lục địa như Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Trong 8 loài gấu thì gấu trắng Bắc Cực là loài lớn nhất đồng thời chúng chúng cũng là loài thuộc ăn thịt lớn nhất trên cạn. Và gấu chó là loài gấu nhỏ nhất.

Gấu có khoảng 42 chiếc răng

Gấu có khoảng 42 chiếc răng

Hầu hết các loài gấu có 42 chiếc răng, trong đó có 12 răng cửa, 4 răng nanh, 10 răng hàm và 16 chiếc răng tiền hàm. Gấu thường là loài ăn tạp, nghĩa là chúng có thể ăn cả thực vật và thịt. Răng cửa của gấu rất sắc, nó được dùng để cắn và xé thịt. Các răng hàm có thân răng bằng phẳng, được dùng để nghiền nát các loại thực vật mà gấu ăn để giúp chúng tiêu hóa các chất thực vật tốt hơn. Răng nanh của chúng có đặc điểm là dài và sắc nhọn. Gấu Bắc Cực, gấu xám và gấu đen là ví dụ cụ thể về loài gấu có 42 chiếc răng.

Trên đây là tổng hợp thông tin về những loài động vật có nhiều răng nhất trên thế giới. Hy vọng qua những chia sẻ này của chúng tôi các bạn đã có được đáp án cho câu hỏi  loài nào có nhiều răng nhất hiện nay.

Bài viết liên quan