Đích tôn là gì? Tư tưởng phải sinh con trai ăn sâu vào tiềm thức

25 Tháng Năm, 2022 0 Tuong Nguyen

Có rất nhiều gia đình Việt, nhất là những gia đình sinh sống ở miền Bắc thường vô cùng coi trọng vị trí của đích tôn, đích tử trong gia đình. Vì vậy họ thường cố gắng phải sinh cho được một thằng con trai mới thôi. Tư tưởng này đã ăn sâu vào nhiều đời và mặc nhiên được công nhận. Con trai khi ra đời cũng được hưởng nhiều di sản hơn, được coi trọng hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình. Đích tử là gì? Đích tôn là gì? Hệ tư tưởng sinh con trai cổ hủ có hệ lụy như thế nào đối với xã hội? 

Đích tử là gì? Đích tôn là gì?

Đích tử, đích tôn là con trai của đích thê

Đích tử, đích tôn là con trai của đích thê

Đích tử, đích tôn là các từ Hán Việt, được hiểu với hàm ý khá sâu rộng.

嫡 [đích] được hiểu là vợ cả, vợ chính.

嫡子 [đích tử] được hiểu là là con của vợ chính.

孫[tôn] được hiểu là cháu.

嫡孫 [đích tôn] được hiểu là cháu trưởng. Theo 古代宗法制度, được hiểu là con trai do vợ cả của con trai sinh ra.

Như vậy có thể hiểu rằng đích tử là người con của chính thê sinh ra, thường dùng để chỉ con trai. Tiếp theo đích tôn sẽ là đời thứ 3 được sinh ra, cũng là con trai. Quan niệm về đích tử, đích tôn đã được hình thành từ thời xa xưa và tồn tại cho tới tận ngày nay. Các gia đình, nhất là những gia đình ở miền Bắc Việt Nam thường vô cùng coi trọng việc có con trai. Họ quan niệm có con trai giống như “đế lư hương” có thể thờ cúng hương hỏa cho ông bà tổ tiên.

Có nhiều gia đình ở thế hệ trước có nhiều con trai thì việc người con trai đầu không sinh được con trai thì người con trai kế nếu sinh được con trai thì vẫn được xem là cháu đích tôn.

Trách nhiệm của đích tử, đích tôn trong gia đình

Đích tử đích tôn có trách nhiệm thờ cúng

Đích tử đích tôn có trách nhiệm thờ cúng

Theo như định nghĩa trên thì các đích tử, đích tôn có trách nhiệm phải thực hiện việc hương hỏa, cúng giỗ, thờ cúng tuần tự trong gia đình, dòng họ. Các quyết định lớn của dòng họ sẽ được quyết định và đưa ra yêu cầu, mọi người phải tuân theo.

Thường thì đích tôn, đích tử sẽ sống cùng với ông bà cha mẹ. Ở căn nhà đó để thờ cúng. Đây cũng là nơi các thành viên trong gia đình họp mặt trong các dịp giỗ chạp, cúng bái.

Tư tưởng phải có cháu đích tôn, phải có con trai ăn sâu vào tiềm thức người Việt

Các quốc gia phương Đông những năm gần đây thường có tỷ lệ mất cân bằng giới tính tăng cao. Nguyên nhân cũng do việc giới hạn số con được sinh ra của các cặp vợ chồng. Bên cạnh đó do sự ảnh hưởng của kinh tế, các cặp vợ chồng trẻ cũng ngại đẻ con nên vấn đề này bùng nổ rất mạnh.

Tại Việt Nam, tâm lý ưa thích sinh con trai được ghi chép xuất hiện rõ rệt nhất trong khoảng hai thập kỷ gần đây. Việc lo lắng khi sinh con, chọn lọc giới tính con cái cũng tăng mạnh. Trung bình ghi nhận được có vùng tỷ lệ trai/gái lên tới 120/100, vô cùng kinh khủng, nam giới trong tương lai có nhiều anh thậm chí không thể lấy được vợ.

Người ta dựa đoán tâm lý này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với tỷ lệ trai/gái, tỷ suất sinh trong tương lai. Đã có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo liên quan tới việc mất cân bằng giới tính trong cộng đồng.

Mong muốn sinh con trai của thế hệ đi trước?

Áp lực phải có con trai từ thế hệ trước

Áp lực phải có con trai từ thế hệ trước

Mong muốn sinh con trai và những nỗ lực can thiệp đến giới tính của con cái đang tăng mạnh. Nhiều gia đình bắt buộc con dâu phải đẻ cho tới khi được con trai. Điều đó vô hình chung gây áp lực tinh thần, kinh tế tới phụ nữ, khi mà trong thời đại 4.0 phụ nữ vừa phải biết kiếm tiền, vừa phải biết đẻ. Mong ước có con trai là thâm căn cố đế và điều đó cũng gây ra rất nhiều cuộc cãi vã, xô xát trong các gia đình, mất đi sự hạnh phúc.

Vì hệ tư tưởng của những người 6x, 7x, 8x vẫn mang nặng nề tư tưởng phong kiến, coi trọng và chiều chuộng quá mức đối với đích tử, đích tôn nên khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khủng hoảng về kinh tế, giáo dục con cái không tốt trở thành những đối tượng xấu trong xã hội. Việc phân biệt gái/trai khi sinh cũng hình thành nên những tổn thương vô hình cho những bé gái sinh ra trong các gia đình còn nặng nề tư tưởng phong kiến.

Logic của việc phải sinh con trai với hệ tư tưởng gia trưởng tại các gia đình

Hệ tư tưởng phải có được đích tôn, đích tử ăn sâu vào tiềm thức của nhiều gia đình. Và chúng ta cũng thường thấy những gia đình coi trọng việc có con trai thường sẽ sống thêm với hệ tư tưởng gia trưởng. 

Tính gia trưởng của đàn ông cũng từ đây là sinh ra, coi mình là trung tâm của gia đình, mặc nhiên coi quyết định của mình là chính xác, áp đặt người khác phải tuân thủ theo mình. Ở một mức độ nào đó kiểu gia đình này tuân theo kiểu chế độ phụ hệ, logic này cứng nhắc hơn nhiều khiến mọi thành viên, nhất là các chị em phụ nữ, các bé gái cảm thấy ngạt thở, không có một môi trường phát triển tốt.

Bé gái thường cảm thấy bị bỏ rơi

Bé gái thường cảm thấy bị bỏ rơi

Tại sao cứ phải có con trai mới được?

Theo nhiều tài liệu đánh giá và phân tích thì:

Trật tự xã hội của gia đình cư trú với nam giới: Việt Nam vẫn coi trọng việc cha truyền con nối, đời cha làm được bao nhiêu thì sẽ truyền hết cho con trai. Quan điểm đàn ông là cố định, phụ nữ là di động, con gái đi lấy chồng là hết. Con gái đi lấy chồng rồi thì chẳng thể chăm sóc bố mẹ được. Điều này vô tình tạo ra sự quan tâm lớn tới việc phải sinh được con trai.

Dòng họ: Sợ dòng họ mất họ, mất gốc rễ khi sinh được con gái. Con cái phần lớn hiện nay theo họ của cha.

Hỗ trợ tuổi già: Người Việt vẫn có quan niệm dựa dẫm vào con cháu khi về già, không tự lên kế hoạch nghỉ hưu cho bản thân. Một bộ phận còn thường coi trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già là điều hiển nhiên. Vì thế vô tình gây ra áp lực kinh tế, áp lực tinh thần cho người trẻ. Vì thế người ta lại càng quan trọng việc có đích tôn, đích tử. Vì họ nghĩ đẻ con gái mai sau cũng là đi phụng sự, đi nuôi và chăm sóc bố mẹ người khác.

Của hồi môn: Thường thì đẻ con gái khi cưới sẽ phải chuẩn bị của hồi môn. Thường thì con gái sẽ mang sang nhà chồng. Nhiều nhà không thích điều này nên chỉ cố gắng sinh con trai, với ý nghĩ mang được con dâu về, mang của về nhà mình.

Mất cân bằng giới tính: Phải có con trai để kế thừa gia sản, không thì làm ra sẽ đổ sông đổ bể. Tư tưởng này cũng khiến cho nhiều gia đình cứ phải đẻ con trai cho bằng được.

Cơ hội lực lượng lao động: Nam giới có sức khỏe tốt hơn nữ, nếu làm kinh tế gia đình thì đẻ con trai sẽ được lợi hơn. Đây cũng là một trong những suy nghĩ đúng đắn nhưng nó vô tình ảnh hưởng và làm chênh lệch giới tính.

Áp lực gia đình và xã hội: Xã hội hiện đại nên vấn đề áp lực tinh thần, kinh tế trở nên nóng hơn bao giờ hết. Theo nhiều cuộc khảo sát, áp lực đè lên các gia đình, nhất là các chị em phụ nữ tăng lên rất nhiều. Nhiều chia sẻ cho thấy họ cảm thấy mệt mỏi khi phải chịu áp lực kinh tế gánh vác cùng chồng, ngoài ra còn phải chịu áp lực tinh thần phải đẻ được con trai từ phía gia đình chồng. Hiện tượng trầm cảm, stress quá mức với cuộc sống của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam tăng vọt trong những năm gần đây khi phải nghe những lời nói miệt thị, những câu giục giã về chuyện con cái.

Phụ nữ áp lực khi phải cố gắng đẻ cho được con trai

Phụ nữ áp lực khi phải cố gắng đẻ cho được con trai

Tôn giáo: Nhiều vùng quê thường chỉ rằng chỉ có con trai mới thực hiện được các thủ tục chu đáo cho bậc cha mẹ ông bà khi khuất núi. Nhiều nhà cũng lo khi chết không có ai hương hỏa nên phải cố bằng được cho có con trai.

Đánh giá hệ tư tưởng đích tử, đích tôn

Đánh giá nhìn nhận khách quan cho thấy rằng cần phải có đích tử, đích tôn đã ăn nhập vô cùng sâu vào tiềm thức của nhiều người. Vấn đề này rất khó giải quyết được bởi bản thân họ không thể khai sáng, không muốn hòa nhập với thế giới hiện đại.

Nhiều người không thể khai sáng được tư tưởng cổ hủ trong họ

Nhiều người không thể khai sáng được tư tưởng cổ hủ trong họ

Vì thế mà việc cần phải có đích tử đích tôn vẫn cứ tiếp diễn, phụ nữ hiện đại vẫn phải chịu rất nhiều áp lực về mặt tinh thần, kinh tế mà vẫn chưa có phương hướng giải quyết. Vấn đề sinh con cái và sự áp đặt của các thế hệ đi trước vô tình khiến cho rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, chồng đi ngoại tình cố kiếm cho được con trai. 

Điều đó cũng cho thấy tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng mạnh trong nhiều năm gần đây, thậm chí có những vùng tỷ lệ ly hôn lên tới hơn 40%, rất đáng báo động. Thế hệ trẻ không thể hạnh phúc, những đứa con sinh ra trong một môi trường tệ hại từ đời ông bà tới bố mẹ tương lai sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp.

Đích tôn, đích tử và việc liên quan đến hưởng thừa kế theo di chúc?

Liên quan nhiều tới việc phân biệt giới tính, phải có được con trai chính là di chúc. Nhiều gia đình vì tài sản của các thế hệ đi trước dẫn tới xô xát, anh em bất hòa rồi từ bỏ nhau, liệu gia đình như vậy thì còn hạnh phúc hay không?

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản 1 Điều 643 BLDS). Phần tài sản của người đã chết sẽ được chia ra theo ý nguyện. 

Vì thế thì đích tử, đích tôn vẫn sẽ nhận được phần thừa kế bình thường nếu có đủ các hành vi năng lực dân sự, không bị vướng thi hành án,…

Còn nếu người đã chết không có di chúc thì Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Theo quy định tại Điều 650, Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2915 quy định chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tiếp đó là hàng hai gồm có: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mỗi người trong cùng một hàng thừa kế sẽ có phần bằng nhau. Cho nên nếu chia thừa kế theo pháp luật thì đích tử, đích tôn cũng có phần bằng với các con, các cháu khác, không hơn.

Các thông tin trên cũng tổng hợp cho bạn cụ thể về đích tử, đích tôn là gì, phân tích hệ tư tưởng phải có bằng được con trai vô cùng cổ hủ ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Là một người có lối sống văn minh, sống trong thế kỷ hội nhập mới, bạn có suy nghĩ về vấn đề này như thế nào? Đồng tình hay bác bỏ? Gia đình bạn liệu có đang hạnh phúc? Có phân biệt giới tính con cái hay không?

Bài viết liên quan