Big 4 là gì? Làm sao để tăng cơ hội được tuyển dụng vào Big 4?

24 Tháng Năm, 2022 0 Tuong Nguyen

Hầu hết các sinh viên chuyên ngành tài chính – kế toán đều vô cùng quen thuộc với khái niệm big 4. Đây là một trong những nơi “hạ cánh” đáng mơ ước của các bạn trẻ khi ra trường. Vậy Big 4 là gì? Tại sao nó lại thu hút nhiều người tới thi tuyển và cạnh tranh tới vậy? Big 4 tại Việt Nam có các đơn vị nào?

Big 4 là gì?

Big 4 được hiểu là top 4 nơi làm việc hàng đầu, có môi trường làm việc thân thiện, thu nhập ổn định, chế độ cho nhân viên tốt. Khi nhắc tới Big 4 trên thế giới thì người ta thường nghĩ tới các công ty:

Big 4 lớn nhất thế giới

Big 4 lớn nhất thế giới

Deloitte: Đây là một công ty đã được thành lập hơn 150 năm chuyên về lĩnh vực kiểm toán. Người thành lập công ty là William Welch Deloitte. Ông đã thành thành công trong việc lập ra hãng kiểm toán hàng đầu có trụ sở nằm trên đường Basinghall Street tại London.

PWC: Đây là công ty kiểm toán lớn, nổi tiếng trên thế giới, được thành lập vào năm 1854 bởi một người có tên là William Cooper. Sau đó năm 1874 công ty này được đổi tên là Price, Waterhouse & Co được thành lập ngay sau khi Price, Holyland và Waterhouse.

E&Y: E&Y là hai chữ cái đầu viết tắt của hai người thành lập nên công ty nổi tiếng này. Công ty kiểm toán bắt đầu hoạt động vào năm 1903.

KPMG: Đây là công ty kiểm toán lớn thứ 4 trên thế giới. Tên công ty là viết tắt của các chữ cái trong tên người sáng lập. Mỗi người này ban đầu đã tự thành lập một công ty riêng và sau đó thì chúng được gộp lại thành một công ty khổng lồ.

Lịch sử tạo nên khái niệm Big 4

Trước năm 1989, kiểm toán còn chưa phát triển mạnh mẽ, được gọi với cái tên gọi khác là “The Big Eight”. Sau đó nó dần được hình thành rõ rệt hơn, trải qua nhiều cuộc mua bán lớn, Ernst & Whinney đã sáp nhập với Arthur Young và trở thành công ty kiểm toán Ernst & Young; Deloitte, Haskins & Sells cũng sáp nhập với nhau và tạo thành công ty Touche Ross tạo nên Deloitte & Touche.

Đến năm 1998, cuộc cách mạng trong kiểm toán thế giới bùng nổ, 6 hãng kiểm toán liên tục có sự thay đổi, công ty Coopers & Lybrand gộp với Price Waterhouse và ra đời công ty PricewaterhouseCoopers (PwC).

Năm 2002, trong một vụ bê bối kế toán có tên là Enron, công ty Arthur Andersen đã dừng hoạt động. Sau đó thì khái niệm Big 4 đã ra đời, ngày càng chi tiết và cụ thể hơn.

Tại sao nhiều người mong muốn được làm việc tại Big 4?

Được làm việc ở Big 4 là một trong những mơ ước của rất nhiều sinh viên sắp và đã ra trường. Và để làm được điều đó thì họ cũng cần phải có một profiles khủng, chứng minh được bản thân phù hợp với công việc này nhất.

Lý do gì khiến sinh viên đổ xô ứng tuyển vào Big 4?

Lý do gì khiến sinh viên đổ xô ứng tuyển vào Big 4?

Một số lý do để ai ai cũng có mong muốn được làm ở Big 4 có thể kể tới:

Làm đẹp CV, tăng danh tiếng

Phần lớn các Big 4 tại các quốc gia đều “không phải dạng vừa”. Đây là những doanh nghiệp liên quan tới tiền bạc vô cùng lớn, có kỹ thuật kiểm toán vô cùng giỏi, thường là các ngân hàng. Việc kinh doanh của họ về dòng tiền luôn đi đầu trong xu hướng.

Trên thế giới thì các công ty kiểm toán, ngân hàng lớn đều có thâm niên hoạt động trên 100 năm, được bình chọn là những công ty kiểm toán “đầu não”. Chính vì thế nếu bạn đỗ được vào các công ty kiểm toán lớn này thì như một ngôi sao sáng chói so với các bạn đồng trang lứa. Bạn sẽ có một CV vô cùng đẹp. Trong trường hợp vài năm sau bạn có rời Big 4 để ra làm các doanh nghiệp khác thì đều được trải thảm đỏ, ưu tiên hơn rất nhiều so với các ứng viên khác.

Ngoài ra thì làm ở Big 4 giúp bạn nâng cao thể diện của bạn, người thân của bạn cũng vô cùng tự hào khi khoe bạn với một ai đó. 

Lương thưởng vô cùng cao

Lương thì khỏi phải nghĩ, cao hơn hẳn mặt bằng chung

Lương thì khỏi phải nghĩ, cao hơn hẳn mặt bằng chung

Mức lương của các nhân viên làm tại Big 4 luôn là điều mà nhiều người mơ ước. Với chế độ chăm sóc nhân viên vô cùng chu đáo, Big 4 thường có mức lương cao hơn mặt bằng chung. Ngay cả với sinh viên thực tập thôi mức lương cũng đã cao hơn hẳn thị trường rồi, vừa được kinh nghiệm lại vừa được tiếng, tiền thì ai chả thích.

Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc được tuyển vào Big 4 đề xuất mức lương từ 8 – 10 triệu đồng được cho là cao hơn mặt bằng chung của thị trường lao động hiện nay. Đây là mức với sinh viên mới ra trường, người có kinh nghiệm thì đãi ngộ còn khủng hơn hẳn. Theo thống kê của ACCA thì một nhân viên chuyên nghiệp làm việc ở Big 4 có thể thu nhập tới hàng tỷ đồng mỗi năm cũng là chuyện bình thường. 

Ngoài tiền thì nhân viên còn được trạng bị thêm vốn kiến thức vô cùng phong phú, nâng cao tầm hiểu biết rộng hơn, biết cách nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống, khi chuyển việc cũng dễ dàng lấn sân sang nhiều lĩnh vực cùng ngành khác và thích nghi siêu nhanh chóng. Đó chính là lý do vì sao mà nhiều người có niềm ao ước vào làm ở các Big 4.

Nhiều Big 4 chấp nhận người không có kinh nghiệm, chỉ cần ngoại ngữ

Các Big 4 cũng vô cùng coi trọng sinh viên mới ra trường. Họ quan điểm đây là những người mới, trẻ sẽ đem đến những góc nhìn mới mẻ hơn cho doanh nghiệp. Thay vì chăm chăm nhìn vào điểm số khi học của sinh viên thì họ quan tâm tới sự năng động, vốn ngoại ngữ, kỹ năng xử lý tình huống. Có thể nói rằng làm việc ở Big 4 bạn không hề bị “coi rẻ” nếu đầu vào bạn chẳng có nhiều kinh nghiệm gì cho cam. Đây cũng là một trong những lý do mà các bạn sinh viên luôn bị Big 4 thu hút khi mới ra trường. 

Nâng cao năng lực, kiến thức chuyên ngành

Ngoài mức lương hấp dẫn, tuyển dụng cả ứng viên không kinh nghiệm thì nhiều người mơ ước vào Big 4 làm việc bởi ở đó họ được va chạm với nhiều nguồn kiến thức mới, mang lại cho họ sự mở mang tri thức, đem tới cơ hội học tập và phát triển bản thân. 

Theo như đánh giá thêm, mỗi con người tại Big 4 đều không cho phép bản thân dậm chân tại chỗ, nhìn mọi người xung quanh luôn nỗ lực cố gắng bạn sẽ có động lực hơn để tự tin học tập và thu nhận kiến thức mỗi ngày. Các nhân viên tại Big 4 đầu vào có thể không kinh nghiệm nhưng vô cùng chăm chỉ cầu tiến, khi làm việc có thời gian nhất định tại Big 4 họ đều học hỏi tốt hơn, sở hữu nhiều chứng chỉ ấn tượng hơn. Sau khi làm tại Big 4, bạn sẽ cảm thấy bản thân được khai sáng hơn, tự tin hơn rất nhiều.

Các nhân viên tại Big 4 đều học hỏi, tiến bộ không ngừng

Các nhân viên tại Big 4 đều học hỏi, tiến bộ không ngừng

Môi trường làm việc được đánh giá “đỉnh của chóp”

Theo rất nhiều đánh giá của các tổ chức, của chính nhân viên làm tại Big 4 thì môi trường làm việc ở đây vô cùng đỉnh. Bạn sẽ phải làm việc với độ chính xác vô cùng cao, không cho phép bản thân xảy ra một sai sót nào. Nếu vướng phải sai sót có thể bạn sẽ bị liên đới tới rất nhiều người. Nhiều người nếu như không chịu được áp lực cao thường nói rằng ở đây vô cùng căng thẳng và stress. Tuy nhiên nếu chịu được áp lực thì sẽ cho rằng nơi đây kiểu “áp lực tạo ra kim cương”.

Trong môi trường làm việc hoàn hảo này, bất kỳ người mới hay người cũng đều được đánh giá vô cùng công bằng. Mọi sự việc diễn ra, các cuộc trao đổi đều có tính chất mua bán rõ rệt. Nhân viên bán sức lao động của bản thân, đổi lại lãnh đạo mua chất xám, thời gian để đổi qua giá trị cho doanh nghiệp. Các Big 4 cũng được đánh giá là nơi ít xảy ra tình trạng đối xử thiên vị, nhóm lợi ích chia bè phái nhất (vấn đề này thường xảy ra ở các công ty nhỏ, công ty gia đình).

Thay vì phải đau đầu nịnh nọt sếp để thăng tiến trong công việc, bạn chỉ cần cố gắng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn lẫn đạo đức để được đánh giá cao và trọng dụng. 

Big 4 trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay Big 4 được điểm danh gồm có các ngân hàng dưới đây:

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV

Tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (viết tắt là BIDV) là một trong những Big 4 tại Việt Nam được nhiều bạn trẻ ao ước được trúng tuyển. 

Tính theo ước tính khối lượng tài sản năm 2016 thì BIDV là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất nước ta. Theo báo cáo của UNDP thì BIDV là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam. BIDV là một trong những ngân hàng hoạt động theo kiểu mô hình Tổng công ty Nhà nước dạng đặc biệt, tới thời điểm hiện tại, ngân hàng đã hợp tác với hơn 800 ngân hàng lớn nhỏ trên thế giới.

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Ngân hàng Agribank

Ngân hàng Agribank

Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (viết tắt là Agribank). Theo đánh giá thì đây là một trong những ngân hàng có khối lượng tài sản lớn nhất, trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất luôn. Agribank cũng là một loại doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, nằm top Big 4 ở Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Vietinbank

Đây là ngân hàng được thành lập từ năm 1988 và được tách từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong các giao dịch quốc tế, Vietinbank sử dụng tên là Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade. Tính tới thời điểm này, Vietinbank đã tới tới 150 chi nhánh, hơn 1000 phòng giao dịch trải dài khắp các tỉnh thành của cả nước. Ngoài ra thì ngân hàng cũng đã xác lập quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. 

Tại nước ta, Vietinbank là ngân hàng đã được nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Hiệp hội ngân hàng châu Á,… Gần đây, Vietinbank cũng đã có thêm chi nhánh đặt ở châu Âu, chuẩn bị vươn tầm ra thế giới.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng Vietcombank

Đây là một trong những Big 4 của Việt Nam. Vietcombank thành lập vào ngày 1/4/1963, thường gọi tên giao dịch Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Đây là ngân hàng có số vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.

Big 4 là gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể và tường tận phía trên. Có thể thấy rằng Big 4 là một trong những môi trường làm việc vô cùng tốt, có thể giúp bạn học hỏi và tiến bộ không ngừng đó.

Bài viết liên quan