Phù sa là gì? Thành phần và công dụng của đất phù sa

6 Tháng Tám, 2022 0 Tuong Nguyen

Đất phù sa được biết đến là loại “đất vàng” để trồng cây với hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về đất phù sa là gì? Nguồn gốc, thành phần và công dụng của đất phù sa. Để có thêm cho mình những hiểu biết về loại đất này, trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu rõ hơn nhé!

Đất phù sa là gì? Bạn hiểu những gì về đất phù sa?

Đất phù sa là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu rõ hơn về đất phù sa, trước tiên chúng ta cần phải nắm được phù sa là gì.

Hiểu đơn giản phù sa chính là những vật thể nhỏ và mịn có nguồn gốc từ nhiều loại đá vụn. Chúng thường được hình thành do thùy lưu di chuyển của nước hoặc lắng đọng tại các bãi bồi. Đây cũng chính là vật liệu chính giúp tạo nên địa hình bồi tích tại các vùng hạ lưu sông tại đồng bằng. 

Nói về đất phù sa, đây là loại đất được hình thành khá chậm do sự phong hóa từ đá và phân hủy của động thực vật. Đó có lẽ cũng chính là lý do tạo nên nguồn dinh dưỡng dồi dào trong đất. Loại đất này đặc biệt thích hợp để trồng cây. Đất phù sa thường tập chung tại khu vực đồng bằng ven sông. 

Đặc điểm nổi bật của đất phù sa

Như chúng ta vừa tìm hiểu đất phù sa là loại đất được bồi tụ tại các vùng hạ lưu của sông dưới thời gian tới hàng triệu năm. Chính vì vậy nó có nhiều đặc điểm rất phù hợp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Các loại đất phù sa hiện nay

Hiện nay đất phù sa thường được chia làm 2 loại khác nhau gồm:

  • Theo hình thức vận chuyển: Theo cách thức phân loại này chúng ta có hai loại đất phù sa là đất phù sa lơ lửng và đất phù sa đáy sông. 
  • Theo vị trí bồi tích: Với cách này đất phù sa được chia làm hai loại là phù sa phi lòng sông và đất phù sa lòng sông.

Đất phù sa rất thích hợp cho trồng trọt 

Đất phù sa thích hợp cho các loại cây gì?

Có thể nói đất phù sa là loại đất tốt nhất cho trồng trọt với nhiều loại chất dinh dưỡng. Nó được sử dụng cho nhiều loại cây khác nhau như:

  • Cây công nghiệp: Thuốc lá, bông vải, cây mía, đay
  • Cây ăn quả: Chôm chôm, xoài, cam, chanh, măng cụt, ổi,…
  • Câu nông nghiệp: Khoai, lúa, ngô,…
  • Nhiều loại cây rau xanh và hoa màu khác,…

Đặc điểm nổi bật của đất phù sa

  • Đất phù sa có thành phần là keo đất và đất sét. Do đó chúng có khả năng giữ nước khá tốt đặc biệt để không làm cây bị ngập úng. Các hạt keo trong đất liên kết với nhau thành cấu trúc giúp đất luôn ẩm, thoáng vừa đủ với nhiệt độ ổn định  cùng hàm lượng chất lượng dinh dưỡng khá tốt.
  • Về thành phần, đất phù sa tự nhiên có chứa đầy đủ  nhiều loại chất hữu cơ, chất khoáng và vô cơ. Bên cạnh đó là các nguyên tố đa lượng, vi lượng, vi sinh vật, cùng các hạt keo liên kết,… 
  • Phù sa được bồi tụ tại hạ lưu các dòng sông qua thời gian hàng triệu năm. Chính vì vậy nó được coi là môi trường sống tuyệt vời của nhiều loại cây. 

Điểm nhanh một vài khu vực phân bố đất phù sa tại Việt Nam

Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, Việt Nam chúng ta cũng là một trong những quốc gia có diện tích đất phù sa tương đối rộng lớn. Dưới đây là một vài khu vực phân bố đất phù sa tại Việt Nam, mà bạn có thể tham khảo!

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2 được bồi đắp bởi hai cong sông là sông Thái Bình và sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng có hình tam giác cân, đỉnh tại Việt Trì, đáy là Ninh Bình và Hải Phòng. 

Vùng đê ngăn lũ chia đồng bằng sông hồng thành nhiều ô, vùng đê thường không được bồi tụ phù sa. Chính vì vậy nó tạo nên các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng bị ngập nước. Diện tích đất nông nghiệp tại khu vực này có diện tích khoảng 760.000 ha, trong đó có tới 70% là đất phù sa màu mỡ.

Đồng bằng sông Hồng với diện tích đất phù sa cực lớn

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đạt khoảng 40.000 km2 được bồi đắp bởi sông Mekong. Toàn bộ khu vực có hình thang, địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng.

Sông Cửu Long không có đê ngăn lũ với hệ thống sông dày đặc. Mùa mưa nước ngập nặng, mùa cạn thì triều cường lấn sâu khiến hơn ⅔ khu vực là đất mặn, đất phèn. Đất phù sa tại khu vực này phân bổ dọc bờ sông Hậu và Tiền với diện tích khoảng 1.184.867 ha tương đương 30.4%.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về đất phù sa là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và những khu vực phân bố đất phù sa tại Việt Nam. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây, quý vị có thể hiểu hơn về phù sa cũng như công dụng của loại đất này. 

Bài viết liên quan