Các thông số tháp giải nhiệt cần lưu ý khi mua

26 Tháng Hai, 2022 0 Tuong Nguyen

Tháp giải nhiệt được xem là phương án lý tưởng để làm mát cho hệ thống trang thiết bị, máy móc vận hành trong quy trình công nghiệp. Tuy nhiên, mỗi đơn vị, mỗi lĩnh vực sẽ có cách lắp đặt và tính toán thiết kế tháp giải nhiệt khác nhau để đảm bảo hiệu quả làm mát tốt nhất. Trong bài viết này, Palda sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về các thông số tháp giải nhiệt, cách tính chọn tháp giải nhiệt phù hợp nhất cho đơn vị của mình. 

Tìm hiểu về tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong việc làm mát cho hệ thống các trang thiết bị, máy móc trong nhà xưởng, doanh nghiệp. Cụ thể, thiết bị đảm nhiệm chức năng chuyển lượng nhiệt dư thừa của nước ra bên ngoài khí quyển. Cơ chế hoạt động của tháp hạ nhiệt có thể hoặc dựa vào quá trình sự bay hơi của nước vào không khí loại bỏ nhiệt, hoặc dựa vào sự trao đổi nhiệt với không khí cũng giúp làm giảm nhiệt độ.

Tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát tại nhà máy

Tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát tại nhà máy

Hiện nay, tháp hạ nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện lạnh, thủy hải sản, ngành nhựa, luyện kim, dược phẩm hay cáp điện. 

Tại sao tháp giải nhiệt ngày càng được ưa chuộng?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong việc làm mát nước trong hệ thống hạ nhiệt. Với nguyên lý làm việc đơn giản, tháp hạ nhiệt thực hiện quá trình làm mát theo cơ chế là trích nhiệt từ nước vào không khí; sau đó sẽ thải hơi nước nóng ra bên ngoài khí quyển.

Tháp giải nhiệt - Thiết bị làm mát hiệu quả nhất cho hệ thống máy móc

Tháp giải nhiệt – Thiết bị làm mát hiệu quả nhất cho hệ thống máy móc

Tháp giải nhiệt công nghiệp với các thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt ngày càng được nhiều đơn vị ưu ái lắp đặt bởi rất nhiều ưu điểm vô cùng thuyết phục như sau:

Hiệu suất giải nhiệt vượt trội

Hiện nay, tháp hạ nhiệt đều được thiết kế cho hiệu suất làm lạnh vượt trội, phù hợp với các quy trình công nghiệp, nhà xưởng có nhu cầu giải nhiệt, làm mát lớn và rất lớn. 

Hệ thống phân phối nước, khối đệm tản nhiệt được tối ưu hóa đem đến hiệu suất làm mát cao nhất.

Độ bền bỉ cao, rất ít phát sinh các sự cố hỏng hóc 

Khi chọn mua các thiết bị tháp hạ nhiệt từ các thương hiệu uy tín như tháp giải nhiệt Alpha, tháp giải nhiệt Tashin người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và độ bền cao nhất. Không chỉ sử dụng trên quy trình công nghệ hiện đại, các linh phụ kiện cũng sử dụng từ các nguyên vật liệu độ bền cao giúp kéo độ bền cho tháp hạ nhiệt. 

Đồng thời, tháp sẵn sàng đáp ứng khả năng hoạt động ổn định, liên tục trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo hiệu suất tốt nhất. 

Bên cạnh đó, tháp được vận dụng thông qua cơ chế làm việc đơn giản, rất ít gặp trục trặc, sự cố gây hư hỏng khi được vệ sinh và bảo dưỡng theo định kỳ. 

Đa dạng về thiết kế, kích thước và công suất phù hợp cho mọi đơn vị

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng từ các đơn vị, nhà xưởng doanh nghiệp, thông số tháp giải nhiệt cũng trở nên ngày càng phong phú trên thị trường về các thiết bị máy móc công nghiệp. Người dùng rất dễ dàng để chọn mua, lắp đặt được một thiết bị tháp giải nhiệt phù hợp nhất cho đơn vị mình. Điển hình như tháp kích thước vừa phải, công suất nhỏ sử dụng cho xí nghiệp, nhà máy quy mô nhỏ; hoặc tháp hạ nhiệt công suất lớn sẽ phục vụ tốt nhất cho các khu công nghiệp quy mô rộng lớn.

Để chọn được thiết bị tháp hạ nhiệt phù hợp, người dùng cần tìm hiểu các thông số của tháp giải nhiệt để đảm bảo hệ thống trang thiết bị, máy móc luôn vận hành trong điều kiện tốt nhất vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa giúp bảo vệ môi trường. 

Những thông số tháp giải nhiệt quan trọng nhất

Theo các chuyên gia, những thông số tháp giải nhiệt quan trọng nhất sẽ giúp các đơn vị tính toán thiết kế tháp phù hợp nhất. Các thông số của tháp giải nhiệt công nghiệp chính bao gồm: Thông số về công suất làm mát, thông số về máy bơm nước và thể tích bồn chứa..

Thông số về công suất của tháp

Công suất của tháp là thông số đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của một hệ thống làm mát nói chung và tháp giải nhiệt nói riêng. Vậy nên các đơn vị cần xác định được tổng công suất tỏa nhiệt của hệ thống trang thiết bị, máy móc để chọn được loại tháp có công suất hạ nhiệt, làm mát cho phù hợp nhất.

Lựa chọn công suất tháp phù hợp

Lựa chọn công suất tháp phù hợp

Công thức để tính công suất tỏa nhiệt mà bạn có thể áp dụng như sau: 

Công suất tỏa nhiệt = 4200 x khối lượng của nước x chênh lệch nhiệt độ của nước. 

Trong đó, ta có thể thấy rằng công suất tỏa nhiệt được tính dựa vào khối lượng  nước đi qua hệ thống các loại thiết bị, máy móc và sự chênh lệch của nhiệt độ trước và sau khi đi qua máy móc; 4200 J/kg.K chính là con số đo nhiệt dung riêng của nước. Sử dụng thông số này kết hợp cân đối với các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ môi trường, áp suất xung quanh hay sáng sáng của mặt trời để tính công suất làm mát của tháp hạ nhiệt cần dùng. 

Thông số liên quan đến máy bơm nước

Trong quá trình vận hành của tháp giải nhiệt, máy bơm là một bộ phận đóng vai trò quan trọng cho nước lưu thông một cách ổn định đồng thời thúc đẩy nước phân tán liên tục lên bề mặt của khối đệm tản nhiệt. Vậy nên, việc tính toán chọn máy bơm nước phù hợp với tháp đóng vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng giúp đảm bảo hiệu suất và sự ổn định trong suốt quá trình vận hành.

Các thông số cần quan tâm khi chọn thiết bị máy bơm nước gồm công suất của máy bơm và lưu lượng nước. Theo đó, hai thông số này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch nhau. Nếu công suất máy bơm nước lớn thì lưu lượng nước sẽ nhỏ; và ngược lại công suất của máy bơm nhỏ thì lưu lượng nước cần lớn. 

Theo tính toán thiết kế tháp giải nhiệt từ các chuyên gia, người dùng có thể xác định lưu lượng nước cần thiết dựa vào vị trí đặt máy bơm so với tháp làm mát nước.

Thông số về bộ phận bể chứa trung gian

Nhiệm vụ của bể trung gian là chứa nước của hệ thống tháp giải nhiệt nước công nghiệp. Thể tích bể chứa nước trung gian có mối quan hệ tỉ lệ thuận với công suất tháp giải nhiệt.

Tính toán bể chứa trung gian cho tháp

Tháp được trang bị công suất làm mát càng lớn thì cần thể tích của bể chứa trung gian càng lớn. Trong hệ thống tháp hạ nhiệt, thông số này có công thức tính dựa công suất làm mát hệ thống. Thể tích tối thiểu bể chứa trung gian được tính theo công thức sau:

Thể tích tối thiểu = 6,5 x thể tích đường ống x công suất làm lạnh

Để đảm bảo hiệu quả làm mát, giải nhiệt của hệ thống, thể tích bể chứa không được thấp hơn so với thể tích tối thiểu. Các bể chứa quá bé có thể dẫn đến tình trạng tháp hạ nhiệt làm việc quá tải; làm giảm hiệu quả giải nhiệt, làm mát cho nước. Từ đó, không đáp ứng nhu cầu làm mát cho hệ thống.

Tại sao trước khi mua cần phải tính toán thiết kế tháp giải nhiệt 

Hiện nay, mỗi nhà xưởng, đơn vị  hay các tòa nhà có quy mô lớn và tùy theo mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì thế các đơn vị này đều cần lắp đặt tháp hạ nhiệt cooling tower có những thông số kỹ thuật khác nhau. Trước khi lắp đặt, thiết bị này, người mua cần lưu ý tính toán kỹ càng, chính xác để chọn ra tháp thông số kỹ thuật phù hợp; đáp ứng tốt nhất nhu cầu giải nhiệt, làm mát của doanh nghiệp mình.

Chúng ta cần phải tính toán vì nếu lắp đặt tháp công suất làm lạnh quá lớn so với nhu cầu thực tế công việc. Điều này vừa gây lãng phí chi phí đầu tư ban đầu vừa tốn kém nhiên liệu trong quá trình tháp vận hành. Còn nếu chọn loại tháp có công suất thấp hơn so với yêu cầu sử dụng, đương nhiên thiết bị này phải làm việc quá tải. Từ đó xảy ra những hỏng hóc, thậm chí dẫn đến đình trệ mọi hoạt động trong sản xuất.

Mặt khác, khi tháp giải nhiệt đã lắp đặt và xây dựng xong. Bạn sẽ rất khó để thay đổi hiệu suất của tháp.

Trên đây là những thông số về tháp giải nhiệt cũng như cách tính tháp giải nhiệt phù hợp nhất mà các đơn vị có thể áp dụng để việc sử dụng thiết bị này đạt hiệu suất cao nhất. Hy vọng, qua bài viết đem đến thông tin hữu ích giúp quý bạn đọc hiểu hơn về một thiết bị tháp giải nhiệt rất quan trọng này.

Bài viết liên quan