Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại kích thủy lực

13 Tháng Mười Một, 2021 0 duc12

Kích thủy lực là một trong các thiết bị quan trọng hỗ trợ cầu nâng ô tô thực hiện chức năng nâng hạ nhanh chóng và dễ dàng. Tại các gara sửa chữa hay đơn vị sản xuất cơ khí, kích thủy lực còn được gọi là “con đội ô tô” – giải pháp nâng cao năng suất công việc. Vậy kích thủy lực là gì? Các loại kích thủy lực ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực là dòng thiết bị chuyên dụng, hỗ trợ khả năng nâng hạ các vật có trọng lượng lớn hay kích thước cồng kềnh lên đến hàng chục, hàng trăm tấn. Với chức năng tuyệt vời như vậy thì hiện nay nó không thể thiếu tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện ô tô, xe tải, xe khách,… hoặc đơn vị sản xuất cơ khí, lắp đặt máy móc. 

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực còn được gọi với cái tên kích thủy lực piston, bởi nó vận hành dựa vào áp lực được tạo ra từ cơ chế hoạt động của piston. 

Cấu tạo của kích thủy lực

Kích thủy lực có cấu tạo chính với các bộ phận như sau:

  • Piston: Là phần trụ đẩy, dưới tác dụng của dung môi sẽ cho khả năng nâng lên.
  • Van: Có tác dụng đóng mở để hơi khí nén đi vào trong đường ống, khi van đóng thì piston được đẩy lên và khi van mở thì áp lực sẽ mất đi cùng khối lượng lớn của vật sẽ bị ép để piston đi xuống.
  • Khóa: Là khóa chết kích, có tác dụng giữ tại độ cao theo mong muốn người dùng để đảm bảo thực hiện công việc dễ dàng và an toàn. 
  • Bình chất lỏng: Bộ phận chứa dung môi chuyên dụng để hỗ trợ nâng đẩy nhanh chóng. 

Nguyên lý làm việc của kích thủy lực

Thực tế, để tìm hiểu nguyên lý làm việc của kích thủy lực thì người dùng nên liên tưởng đến cách thức vận hành của một khẩu súng. Tức là khi ta bóp cò súng thì nước sẽ phun ra ngoài, có nghĩa là khi bóp cò thì một lực đẩy lớn được tạo ra. Vì vậy, khi phóng đại lực đẩy lên nhiều lần thì nó sẽ cho khả năng đẩy mọi thứ. Đây được xem là cơ chế vận hành của kích nâng. 

Sơ đồ nguyên lý vận hành của kích nâng thủy lực được cụ thể hóa như sau:

Nguyên lý làm việc của kích thủy lực

Nguyên lý làm việc của kích thủy lực

  • Cơ chế nâng lên: Khi piston số 2 (nén) di chuyển về phía dưới khoảng L1 thì van số 3 sẽ bị đóng lại. Lúc này, chất lỏng ở bình công tác 1 đi vào xi lanh và nâng qua van 1 chiều số 4. Còn piston số 6 cùng với vận tải F2 sẽ được nâng một khoảng L2.
  • Cơ chế hạ xuống: Khi piston số 2 di chuyển về phía L1 thì van 1 chiều số 4 bị đóng lại. Lúc này, piston số 2 sẽ hạ xuống một khoảng L2 và với trường hợp bạn muốn hạ piston kích thủy lực số 6 cùng vận tải F2 xuống; thì phải hạ khóa số 5 để tiến hành nối thông xilanh với bình chứa. 

Tìm hiểu chung về các loại kích thủy lực

Hiện nay, kích thủy lực được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Phân loại dựa vào chiều nâng

Theo chiều nâng, kích thủy lực gồm 2 loại:

Kích thủy lực 1 chiều

Kích thủy lực 1 chiều

  • Kích thủy lực 1 chiều: Đây là loại kích thủy lực phổ biến nhất, chuyên sử dụng để nâng hạ các vật nặng theo chiều đứng (dọc). Loại kích này sẽ hoạt động dựa vào bơm tay hoặc bơm điện thủy lực 1 vòi dầu và cho khả năng nâng hạ nhanh chóng, chính xác cao.
  • Kích thủy lực 2 chiều: Là loại kích hoạt động theo 2 chiều dọc và ngang, phổ biến là chiều ngang. Theo đó, loại này sẽ vận hành tương tự như kích 1 chiều và chuyên sử dụng cho việc nâng hạ trọng tải lớn từ vài tấn đến vài trăm tấn. Đồng thời, hành trình nâng của kích thủy lực 2 chiều là từ 50-300mm và phải dùng bơm điện thủy lực 2 vòi dầu mới có thể vận hành. 

Phân loại theo hình dáng

Khi xem xét theo hình dáng, kích thủy lực được phân loại như sau:

  • Kích thủy lực thường: Chính là dòng kích 1 chiều phổ biến hiện nay.
  • Kích thủy lực móc: Cho khả năng nâng hạ sát dưới mặt đất ở trên đầu vật nặng. Khi trang bị thêm 2 lò xo sẽ giúp định vị cũng như kéo đầu đội cùng móc về vị trí nhanh hơn bằng thao tác mở van dầu. Và loại này phù hợp với các không gian nhỏ và hẹp, có thể kết hợp cùng rùa đẩy hàng. 
  • Kích thủy lực rùa đẩy hàng (con đội rùa đẩy hàng): Dòng kích này chuyên dùng để nâng đỡ các trọng tải lớn, di chuyển chúng ở phạm vi nhỏ như thiết bị cơ khí, máy móc công nghiệp, hàng hóa siêu trọng trường,…
Kích thủy lực cá sấu

Kích thủy lực cá sấu

  • Kích cá sấu: Sử dụng để đội và nâng hạ trong các ngành sửa chữa, thay lốp xe, sản xuất thiết bị vận tải,… Loại kích này được thiết kế thân dài nằm sát xuống mặt đất để dễ dàng luồn vào gầm phương tiện. Còn bộ phận xi lanh thủy lực sẽ kê trực tiếp vào trục để cẩu xe nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng.
  • Kích thủy lực kê (con đội kê): Được thiết kế giống hình tháp, phổ biến tại các xưởng làm lốp ô tô. Nó hoạt động dựa vào cơ chế nâng – kê an toàn, tức là khi xe được kích nâng cao thì con độ kê sẽ trực tiếp vào trục để đảm bảo an toàn cho quá trình tháo – lắp lốp.
  • Kích nâng thủy lực lùn (con đội lùn): Được thiết kế như kích thủy lực thường, nhưng đặc biệt hơn khi hình dáng thấp hơn hẳn.

Các ứng dụng của kích thủy lực 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp thì kích thủy lực được ứng dụng phổ biến tại nhiều lĩnh vực như sản xuất, sửa chữa máy móc, vận chuyển thiết bị công nghiệp,… Chúng có thể được dùng trực tiếp hoặc lắp đặt vào hệ thống máy móc riêng để đảm bảo hiệu quả công việc.

Ứng dụng các loại kích thủy lực

Ứng dụng các loại kích thủy lực

Khi kết hợp với sản phẩm cầu nâng sẽ hỗ trợ nâng hạ nhằm sửa chữa phương tiện như ô tô, xe máy, xe tải, xe khách,… Có thể hỗ trợ nâng hạ các quá trình lắp đặt máy móc, sản xuất cơ khí. Đồng thời, nó giúp kê kích và căn chỉnh quá trình lắp ráp máy móc.

Bên cạnh đó, kích thủy lực hỗ trợ tháo lắp các chi tiết, bộ phận của thiết bị công nghiệp; tháo lắp vòng bi, bánh răng, puly đai răng, hỗ trợ nâng hạ – kích cầu đường để thay gối cầu. Nó giúp nâng hạ và căn chỉnh quá trình sản xuất, lắp đặt máy móc trong các ngành công nghiệp lớn như đóng tàu, xi măng, dầu khí, hóa chất,… Đặc biệt, kích thủy lực là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thủy lực của máy ép thủy lực, máy đục lỗ thủy lực, máy ép tuy ô thủy lực, máy chấn tôn,… 

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng kích thủy lực

Thực tế, kích thủy lực là thiết bị dễ lắp đặt và vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người vận hành và vật nâng thì cần chú ý các vấn đề dưới đây:

  • Nên lựa chọn loại kích thủy lực có trọng tải nâng lớn hơn so với tải trọng cần nâng.
  • Trước khi vận hành cần kiểm tra toàn bộ kích.
Lắp đặt kích thủy lực đúng kỹ thuật

Lắp đặt kích thủy lực đúng kỹ thuật

  • Cần chú ý quá trình lắp đặt đúng kỹ thuật.
  • Phải đặt kích trên mặt phẳng cứng đảm bảo có thể chịu được tải trọng nâng của kích.
  • Đặt vật cần nâng đúng vào tâm để quá trình nâng hạ diễn ra dễ dàng và an toàn.
  • Trong trường hợp phải dùng nhiều kích thủy lực cho 1 vật, người dùng cần phải phân bổ lực đồng đều.
  • Đảm bảo phải vừa kích vừa kê, không nên để kích hoạt động quá lâu và nâng quá cao.
  • Không vận hành kích khi gần nguồn nhiệt lớn như hàn hồ quang, bởi nó dễ làm xi lanh hỏng.
  • Nghiêm cấm để vật nặng đè lên dây kích thủy lực, vì nó có thể làm đứt hoặc chặn đường đi của dầu. 

Quy trình bảo dưỡng kích thủy lực

Dưới đây là các bước bảo dưỡng, vệ sinh kích thủy lực mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bước 1: Sau khi sử dụng, người dùng cần xả hết kích về vị trí ban đầu để không bị rỉ sét hoặc bám bụi làm xước xi lanh.
Bảo dưỡng kích thủy lực sau khi sử dụng

Bảo dưỡng kích thủy lực sau khi sử dụng

  • Bước 2: Không đặt ngược kích để dầu không bị chảy ra ngoài, khi dầu trong kích không đủ sẽ không đáp ứng đủ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của kích.
  • Bước 3: Tra một vài giọt dầu vào bộ phận bơm của kích để đầu đội không bị khô, bởi khi khô nó sẽ dần đến xước xi lanh và làm hỏng kích.
  • Bước 4: Không để cát, bụi bẩn lọt vào bộ phận hơi vì khi lọt vào bầu hơi thì nó sẽ đi trực tiếp xuống xi lanh dẫn đến xước con đội. Vì vậy, trước khi cắm dây kích thì người dùng cần xả khí nén trong dây ra bên ngoài để bụi bẩn bay hết.
  • Bước 5: Cất giữ, bảo quản kích ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
  • Bước 6: Thường xuyên lau chùi, làm sạch các chi tiết kích để gia tăng tuổi thọ cũng như giảm các rủi ro về hỏng hóc. Đồng thời, tiến hành kiểm tra và thay dầu nhớt định kỳ từ 1-2 lần/năm với mức dầu nhớt ngang bằng nút chấm hơi.

Giá thành của các loại kích thủy lực

Trên thị trường hiện nay, kích thủy lực khá đa dạng về các dòng sản phẩm với kiểu dáng và tính năng riêng. Theo đó, có loại kích có giá chỉ từ vài trăm nghìn như kích thủy lực thường của Arrwa hay Kenbo với mức dao động từ 200.000 – 1.000.000 VNĐ.

Các loại kích thủy lực

Các loại kích thủy lực

Bên cạnh đó, với các loại kích khác như kích móc, kích lùn,… đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như Masada, Kocu, Yato, Vina,… sẽ có giá thành đắt hơn. Đa phần chúng đều trên 1 triệu đồng và thậm chí nhiều model có giá lên tới vài triệu đồng. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cùng tải trọng phổ biến thì người dùng nên lựa chọn các loại kích thủy lực phù hợp nhất. 

Nội dung của bài viết dưới đây, chúng tôi đã chia sẻ thành công đến bạn thông tin về các loại kích thủy lực. Hy vọng, qua bài viết thì bạn đọc có thể lựa chọn được cho công việc cũng như doanh nghiệp của mình loại kích thủy lực hợp lý. Hãy theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày để có thể cập nhật các tin tức mới nhé!

Bài viết liên quan