Một vài kinh nghiệm khi đi xe côn trong thành phố

26 Tháng Mười, 2019 0 thanhpx

Hầu như ai cũng biết, dòng xe côn tay là một trong những dòng xe được khá nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Bởi dòng xe này mang có thiết kế mang phong cách thời thượng, giúp thể hiện cá tính người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều khiển chiếc xe côn tay này một cách dễ dàng. Vì vậy, bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới người đọc một số kinh nghiệm đi xe côn trong thành phố.

Một vài kinh nghiệm khi đi xe côn trong thành phố

Sang số bỏ côn

Rất nhiều người có thói quen giữ tay côn liên tục trong quá trình chạy xe. Điều này không những khiến tay người lái có cảm giác mỏi nhừ mà còn không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi việc chuyển số hoàn thành nên bỏ hoàn toàn côn ra để tay mỏi tay và tránh hỏng lá côn của xe.

Khi sang số phải nhả hết côn

Khi sang số phải nhả hết côn

Khi di chuyển trong thành phố, đường sá thường đông đúc nên cần phối hợp nhịp nhàng giữa côn và ga để xe không chết máy. Bóp hết tay côn để không bị nặng máy khi sang số.

Đề pa xe côn tay

Hệ thống đèn giao thông trong thành phố rất nhiều, vì vậy việc đề pa là điều đương nhiên.

Đầu tiên, bóp côn xe vào hết rồi sang số 1, ga cho vòng tua máy lên đến 1500 vòng/ phút thì nhả côn ra. Gần hết thì giữ lại để xe không chết máy và giữ đều ga cho bánh lăn di chuyển bình thường rồi mới nhả hết côn và sang số tiếp theo.

Khi đi xe với tốc độ cao, phải sử dụng số cao phù hợp, nếu dùng số thấp sẽ khiến máy bị gằn, không tốt cho động cơ.

Đi xe không ì máy

Thông thường, nguyên nhân khiến xe tay côn bị ì bởi khi xe chưa đạt tốc độ cao mà người điều khiển đã sang số cao. Lúc này người dùng có cố ga nhưng xe vẫn không đạt tốc độ mong muốn. Nếu muốn xe hết ì thì cần giữ ga, bóp nhẹ côn để xe có đà vọt lên và sang những số phù hợp.

Khi chạy với vận tốc nào thì người dùng nên đi với cấp số đó, xe đi với vận tốc càng cao thì đi với số càng lớn và ngược lại. Cụ thể hơn như sau:

Xem thêm: Côn xe máy là gì? Nguyên nhân khiến côn xe máy nhanh bị mòn?

 Vận tốc của xe phải tương ứng với các số

Vận tốc của xe phải tương ứng với các số

+ 0-10km/h đi số 1

+ 10-30km/h đi số 2

+ 30-50km/h đi số 3

+ 50-80km/h đi số 4

+ Cao hơn có thể sử dụng số 5 và số 6 tùy mẫu xe côn khác nhau

Lưu ý: Hầu hết, cấu trúc của hộp số xe côn tay đều sử dụng số 1khi nhấn về trước và các cấp số còn lại móc ngược về sau.

Cách bóp côn

Kinh nghiệm khi bóp con đó là “bóp thật nhanh và nhả từ từ”. Nếu nhả ra quá nhanh sẽ khiến xe và người bị giật hoặc nhả quá chậm xe sẽ bị mất đà và chết máy. Vì vậy, nên thực hiện đúng nguyên tắc trên để điều khiển xe đúng cách nhất.

Sử dụng đồ bảo hộ

Đồ bảo hộ trở thành món “bảo bối” không thể thiếu đối với người điều khiển xe côn tay trên đường. Đồ bảo hộ không những giúp bảo vệ an toàn cho cơ thể người lái, tránh nắng và gió mà còn giúp các biker tự tin hơn trên mọi nẻo đường.

Hơn nữa, khi di chuyển trong thành phố đông đúc, những món đồ này phát huy cao nhất vai trò của mình. Những phụ kiện bảo hộ nên có đó là: mũ bảo hiểm, găng tay, áo bảo hộ đi xe máy, giầy mô tô.

Xem thêm: Nên mua máy rửa xe gia đình ở đâu vừa bền vừa rẻ

Đồ bảo hộ là phụ kiện rất quan trọng khi đi xe côn tay

Đồ bảo hộ là phụ kiện rất quan trọng khi đi xe côn tay

Không cắt côn thả dốc

Nhiều người có thói quen cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính và tiết kiệm xăng. Tuy nhiên, đây là cách  hiểu sai lầm, bởi khi cắt côn có thể khiến xe sẽ trôi nhanh hơn vì không còn phanh hãm động cơ. Nhưng chính vì vậy mà xe mất độ bám đường, hiệu quả phanh kém và gây ra nguy hiểm nếu đường có nhiều khúc cua.

Chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều khiển côn khi chạy với tốc độ chậm, bởi cắt côn thả dốc là đang đùa giỡn với tính mạng.

 

Như vậy, qua những thông tin trên, phần nào người đọc đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích khi đi xe côn tay. Mong rằng, với những thông tin này đáp ứng nhu cầu của người đọc.

Bài viết liên quan