Tìm hiểu khái quát về ngành công nghệ thực phẩm ở nước ta

17 Tháng Mười Hai, 2019 0 Quynh YP

Ngày nay, ngành công nghệ thực phẩm là một trong những ngành thuộc khối lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành công nghiệp thực phẩm. Để hiểu rõ về tính chất của lĩnh vực này, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn.

Thông tin cơ bản về ngành công nghệ thực phẩm 

Ngành công nghệ thực phẩm thường được hiểu đơn giản là ngành chuyên đào tạo, cung cấp cho sinh viên đang theo học những kiến thức liên quan đến lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản. Đồng thời, trong quá trình chế biến thực phẩm cần kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. 

Cùng với việc nghiên cứu để phát triển ra những sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất hiệu quả, bảo quản để tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và hóa học…

Quá trình ứng dụng công nghệ thực phẩm là điều cần thiết và vô cùng đa dạng. Bởi thực phẩm là tất cả những gì liên quan đến đồ ăn, thức uống phục vụ đời sống, sinh hoạt của mỗi người.

công nghệ chế biến thủy sảnNgành công nghệ thực phẩm liên quan đến đồ ăn, thức uống phục vụ đời sống mỗi người

Những nhóm ngành công nghệ thực phẩm cơ bản

Nhóm ngành công nghệ chế biến thủy sản

Trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản là quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản nhờ công nghệ tiên tiến. Thông qua quy trình và công đoạn xử lý để thành phẩm thủy hải sản đến với người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng và chất dinh dưỡng, cũng như mùi vị của thủy sản. 

Cùng với quá trình nghiên cứu và chế biến thủy hải sản nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Thực phẩm mang lại các thành phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, tại nước ta, công nghệ chế biến thủy hải sản vẫn chưa bắt kịp nền công nghiệp tương ứng của các nước tiên tiến. 

Hiện tại, nhà nước vẫn đang tích cực phát triển, cải thiện chất lượng của các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm hải sản. Do đó, ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản tại nước ta đang từng bước trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn trong hệ thống kinh tế nông nghiệp. 

công nghệ chế biến nông sảnHệ thống chế biến thực phẩm hiện đại

Khối ngành công nghệ chế biến lâm sản

Lâm sản có tên gọi khác là lâm thổ sản. Đây là một nhóm từ có nguồn gốc Hán Việt. Lâm sản được dùng để chỉ các sản phẩm từ rừng, cùng có thể được chế biến từ thực vật, động vật hoặc nấm… 

Ngày nay, trong nhóm ngành lâm hải sản được chia thành ba thành phần chính đó là: chế biến lâm sản, thiết kế đồ gỗ nội thất hay công nghệ giấy và bột giấy.

– Ngành chế biến lâm sản: là sử dụng, bảo quản và chế biến các mặt hàng lâm sản. 

– Ngành lâm sản thiết kế đồ gỗ nội thất: theo nghĩa hẹp là được dùng để chỉ các loại gỗ quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng, cứng, đẹp và có vân đẹp theo thời gian. Theo nghĩa rộng là nguồn cung cấp các vật liệu bằng chất liệu gỗ phục vụ cho các mục đích sống của con người. 

– Ngành lâm sản ngoài chất liệu gỗ: là các sản vật bằng gỗ. Đây là sản phẩm thiết thực trong đời sống, sinh hoạt của con người. Chẳng hạn như: lâm sản để làm cảnh, dược liệu hay lương thực và thực phẩm…

Xem thêm >>>> Nhận định công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

Trong quá trình chế biến lâm sản, nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ được nghiên cứu, bảo quản và thiết kế từ dây chuyền quản lý, sản xuất ra các thành phẩm như ghép thanh, ván, ép ván… để đảm bảo chất lượng của sản phẩm chất lượng tốt, bền, đẹp tới tay người tiêu dùng.  

Nhóm ngành công nghệ thực phẩm chế biến nông sản

công nghệ thực phẩm sạch và an toànNgành chế biến nông sản được chú trọng ở nước ta

Ở thời điểm hiện tại, khối ngành chế biến nông sản, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại lợi nhuận về kinh tế lớn cho nước ta. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm được chế biến tốt và mang lại giá trị kinh tế cao. 

Nền công nghệ thực phẩm ngày nay vẫn được dự báo là có tiềm năng lớn trong thời gian tới. Bởi thị trường tiêu thụ nông sản ở nước ta được đánh giá cao hơn so với tiềm năng và dư địa phát triển ngày càng tốt hơn. Đồng thời, nông sản hiện còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Đông Á…

Thị trường chế biến thực phẩm và nông sản ở nước ta hiện nay luôn được nhà nước chú trọng. Hy vọng với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thì ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ và thị phần xuất khẩu vươn xa hơn.

Bài viết liên quan