Khái niệm về điện áp và dòng điện

24 Tháng Sáu, 2019 0 Quynh YP

Có hai khái niệm định lượng của một mạch điện cơ bản đó là điện áp và dòng điện. Ở những điểm, bộ phận khác nhau thì hai khái niệm cho phép xác định trạng thái về điện vào những thời điểm khác nhau của mạch điện. Có nhiều người hiểu khái niệm về dòng điện và điện áp giống nhau nhưng thực chất hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ là hoàn toàn khác nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mạch điện là gì? Mô hình mạch điện

Để hiểu về 2 khái niệm về điện áp và dòng điện thì bạn có thể tham khảo những thông tin khái quát dưới đây.

Dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong chất điện phân

Điện áp là gì?

Điện áp hay hiệu điện thế (thường được viết đơn giản là V hoặc U, có ký hiệu ∆V hay ∆U và đơn vị của điện thế: vôn) đó là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.

Hiệu điện thế là công của dòng điện được thực hiện để di chuyển từ điểm này đến điểm kia của một hạt điện tích trong trường tĩnh điện. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), đã mất đi hoặc sử dụng những năng lượng được lưu trữ (giảm thế).

Trong một hệ thống điện, vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm của dòng điện. Tại các trường tĩnh điện, hiệu điện thế được sinh ra, các trường từ thay đổi theo thời gian, dòng điện chạy qua từ trường hoặc sự kết hợp cả 3 nguồn điện trên. Một hệ thống điện thường có gốc thế điện được chọn là mặt đất.

Công thức: UAB = VA – VB = -UBA là điện áp giữa hai điểm của mạch điện là A và B (ký hiệu là UAB) được xác định.

Trong công nghiệp chúng ta thường gặp khái niệm điện áp ở những thiết bị máy móc như: máy bơm khí nén, máy rửa xe áp suất cao, máy hàn,  máy tiện, máy khoan….

Dòng điện áp là công của dòng điện

Dòng điện áp là công của dòng điện

Khái niệm dòng điện

– Dòng điện hay còn được gọi là cường độ dòng điện có sự dịch chuyển theo các  hướng của các hạt điện tích. Dòng điện chỉ sinh ra khi có đủ 3 yếu tố bao gồm:

+ Dây dẫn

+ Nguồn điện (tức hiệu điện thế)

+ Phụ tải (Vật tiêu thụ điện)

Dòng điện được đo bằng ampe kế trong mạch điện có đơn vị là A. Đây là dòng điện sinh ra do phụ tải và dòng điện cực đại của phụ tải không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện . Do đó, khi người dùng mắc ampe kế và vôn kế luôn có sự khác biệt bởi:

+ Vôn kế được mắc song song với nguồn điện

+ Ampe kế được mắc nối tiếp với phụ tải

Chú ý: Nếu trong mạch điện có 2 yếu tố là nguồn điện và dây dẫn mà người dùng vẫn mắc thêm ampe kế tạo thành 1 mạch kín thì chỉ trong thời gian ngắn thì thiết bị đó sẽ bị cháy, hỏng.

Dòng điện áp xoay chiều

Dòng điện áp xoay chiều

Vì sao giữa điện áp giữ các nơi trên thế giới lại có sự khác nhau?

Thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển thì các thiết bị được sản xuất trên thế giới đều được phân phối khắp châu lục.

Ví dụ: những thiết bị ở Nhật sử dụng điện áp 110V, sản phẩm ở châu Âu được chế tạo sử dụng nguồn điện 220V.

Do đó, các thiết bị ở các nước trên thế giới có sự khác nhau về nguồn điện sử dụng. Bên cạnh đó, trên thị trường Việt Nam các thiết bị điện, điện tử hầu hết thường sử dụng ở mức điện áp 220V. Chính vì vậy, nếu bạn đã sắm một bộ thiết bị được sản xuất tại Nhật Bản thì nên trang bị một bộ chuyển áp nguồn điện từ 220V xuống 110V.

Hy vọng với những thông tin trên giúp chúng ta tìm hiểu và phân tích được khái niệm về điện áp và dòng điện. Bạn hiểu về “điện áp là gì” và “dòng điện là gì” để đảm bảo an toàn về độ bền cho các thiết bị mà gia đình, văn phòng, nhà xưởng, nhà máy, nơi làm việc của bạn đang sử dụng. Nếu như các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này hoặc những chủ đề liên quan thì có thể liên hệ với Yên Phát để có câu trả lời sâu sắc nhất nhé.

Bài viết liên quan