Điện trở là gì? Phân loại điện trở dựa theo giá trị điện trở

23 Tháng Năm, 2019 0 lethanh

Chúng ta bắt đầu làm quen với thuật ngữ điện trở từ chương trình vật lý hồi lớp 9. Từ đó, đại lượng này theo suốt chúng ta trong bậc học phổ thông. Tuy nhiên không phải cũng hiểu rõ về đại lượng này cũng như các loại điện trở.  Chính vì vậy hãy cùng tôi khám phá chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.

Điện trở là gì? Công thức tính điện trở

Điện trở là một đại lượng vật lý, biểu trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Chúng ta có thể hiểu, nếu vật liệu nào có tính dẫn điện tốt thì giá trị của điện trở nhỏ, còn vật liệu dẫn điện kém thì điện trở lớn. Đại lượng này được ký hiệu là R, viết tắt của từ Resistor.

Định nghĩa điện trở là gì? Điện trở trong các thiết bị điện tử còn được hiểu là một linh kiện điện tử gồm 2 tiếp điểm kết nối. Thiết bị này cho phép chia điện áp, hạn chế cường độ dòng điện, điều chỉnh mức độ tín hiệu,…

Đơn vị đo của điện trở theo hệ thống đo lường quốc tế (SI) là Ohm (đọc là Ôm), ký hiệu là Ω.

Công thức tính điện trở sau:

R = U/I

Trong đó:

  • R: là điện trở của dòng điện đo bằng Ohm (Ω)
  • U: là hiệu điện thế đo bằng vôn (V)
  • I: là cường độ dòng điện đo bằng ampe (A)

Các loại điện trở

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí để phân chia các loại điện trở khác nhau. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về các loại điện trở dựa theo giá trị của đại lượng này. Với tiêu chí này chúng ta có thể chia điện trở thành 2 loại lớn là điện trở có giá trị cố định và điện trở có giá trị thay đổi.

Điện trở có giá trị cố định

Trong loại điện trở này, chúng ta lại có nhiều loại điện trở nhỏ khác nhau dựa vào thành phần cấu tạo, kích thước,…

Điện trở than (Carbon): Điện trở này có tên tiếng anh là Carbon composite resistors (CCR). Đây là loại điện trở được tạo thành từ cách ép bột than cùng chất kết dính chuyên dụng để tạo thành dạng thanh hoặc trụ. Bên ngoài sẽ được bọc bởi gốm hoặc sơn. Đây là loại điện trở bội ép phổ biến nhất.

Điểm đặc biệt ở đây là tỷ lệ than và gốm sẽ quyết định tới giá trị của điện trở. Tỷ lệ Cacbon càng thấp thì trở kháng càng cao và ngược lại.

cong-thuc-tinh-dien-tro

Điện trở dây quấn: Có tên gọi tiếng anh là Wire wound resistor. Đây là loại điện trở được tạo thành nhờ cách quấn dây kim loại có khả năng dẫn điện kém lên lõi gốm dưới dạng một lò xo xoắn.

Điện trở dây quấn thường có giá trị thấp từ 0,01 Ω đến 100kΩ, phù hợp với các mạch đo. Loại điện trở này thường có ký hiệu phía trước là WH hoặc W.

Điện trở film (Film resistor): Loại điện trở này được cấu thành bằng cách kết tinh kim loại hoặc oxide kim loại trên lõi gốm. Giá trị của loại điện trở này giao động từ 1/20 đến 1/2W. Đặc biệt, giá trị của điện trở film này phụ thuộc vào độ dày của lớp film và các đường xoắn ốc được tạo ra trên bề mặt đó. Loại điện trở này được ký hiệu là MFR.

Điện trở băng (Network  array resistor): Hay còn được gọi là điện trở dãy, là một loạt các điện trở được mắc song song có giá trị bằng nhau.

Điện trở dán (Surface mount resistor): Loại điện trở này còn có cái tên khác là điện trở bề mặt hay điện trở SMD. Loại điện trở này được dán trực tiếp lên trên bảng mạch in nhờ công nghệ dán bề mặt. Kích thước của các điện trở này rất nhỏ chỉ từ 0,6 x 0,3 mm.

Điện trở có giá trị thay đổi

Điện trở có giá trị bị thay đổi sẽ được gọi là biến trở. Cũng giống như các điện trở có giá trị cố định ở trên, biến trở cũng có nhiều loại khác nhau.

Biến trở núm xoay: Đây là loại biến trở mà trục xoay ở giữa được gắn con chạy. Loại biến trở này có kết cấu kiểu dây quấn.

Biến trở thanh trượt: Biến trở này là loại biến trở mà con chạy được gắn với thanh trượt để điều chỉnh vị trí.

Biến trở vi chỉnh: Loại biến trở này chủ yếu được làm từ cacbon có kích thước nhỏ. Tỷ lệ điều chỉnh của biến trở này là logarit.

>>Xem thêm: Áp suất là gì? Công thức tính áp suất như thế nào?

Đến đây hẳn quý vị đã giải đáp được vấn đề ở phía đầu bài. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách có thể ứng dụng vào cuộc sống.

Bài viết liên quan